Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Điểm sáng huy động toàn dân xây dựng nông thôn mới ở huyện Sóc Sơn

Kinhtedothi - Những ngày cuối tháng 5/2024, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tiên Dược (huyện Sóc Sơn) vui mừng đón nhận danh hiệu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Thành quả chung có sự đóng góp lớn của các tầng lớp nhân dân.

Nông thôn đổi thay toàn diện

Về xã Tiên Dược hôm nay, nhiều người không khỏi bất ngờ vì những đổi thay diện mạo của vùng quê nơi đây. Thông qua cơ chế đầu tư đặc thù, chính quyền địa phương đã khuyến khích, vận động người dân và cộng đồng tham gia tích cực vào chương trình xây dựng nông thôn mới.

Đến nay, 100% các tuyến đường trục xã, liên thôn, ngõ xóm được bê tông hóa hoặc trải nhựa, có rãnh thoát nước. Bằng các nguồn xã hội hoá, các thôn, xóm đã lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng, biển báo giao thông, giúp người dân đi lại an toàn bất kể ngày đêm.

Gần như mọi nhà dân ở xã Tiên Dược đều đã được đánh số.

Cùng với việc xây dựng những tuyến đường tự quản, đường hoa, cây xanh, đường tranh bích hoạ, trong năm 2023, thực hiện việc đánh số, gắn biển số nhà và biển chỉ dẫn công cộng, trên địa bàn xã Tiên Dược đã có 4.150 biển số nhà, 55 tuyến đường, 265 ngõ, 78 ngách được gắn biển tên. 

 

Tính đến tháng 5/2024, thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn xã Tiên Dược đã đạt khoảng 76 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều mới còn 0,15%.

“Kế hoạch được thực hiện bằng nguồn xã hội hoá, đóng góp trong nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ đã góp phần chỉnh trang diện mạo nông thôn, đồng thời tạo thuận lợi trong quản lý dân cư, an ninh trật tự…” - Trưởng Ban Công tác mặt trận thôn Đồng Chầm Nguyễn Thị Tuệ chia sẻ.

Theo Chủ tịch UBND xã Tiên Dược Đỗ Mạnh Hùng, cũng từ nguồn lực xã hội hoá, địa phương đã hoàn thành mô hình camera an ninh tại các ngõ, xóm. Theo đó, đã lắp đặt được 64 camera; kết hợp với 125 camera của các hộ dân có sẵn, góp phần tích cực trong công tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn.

Toàn bộ 7/7 thôn có nhà văn hóa, với đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời. Wifi miễn phí được cung cấp tại các khu sinh hoạt cộng, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu tiếp cận thông tin, giải trí cho người dân… 

Xã Tiên Dược đón nhận Bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao do UBND TP Hà Nội trao tặng.

Phấn đấu về đích kiểu mẫu trong năm 2024

Theo Bí thư Đảng uỷ xã Tiên Dược Nguyễn Văn Thu, địa phương xác định xây dựng nông thôn mới là một quá trình lâu dài, thường xuyên, liên tục; chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc. Chính vì vậy, những năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền từ xã đến thôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huy động sự tham gia của các tầng lớp nhân dân đối với mục tiêu nông thôn mới.

“Từ năm 2010 đến nay, địa phương đã huy động được khoảng 500 tỷ đồng để triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trong số này, có 78 tỷ đồng là đóng góp của các tầng lớp nhân dân. Đó là chưa kể số lượng ngày công đóng góp xây dựng hạ tầng…” - ông Nguyễn Văn Thu cho biết thêm.

Vừa qua, xã Tiên Dược đã long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao do UBND TP Hà Nội trao tặng. Thành quả không chỉ đến từ những nỗ lực không ngừng nghỉ của cấp uỷ đảng, chính quyền, mà còn nhờ những đóng góp cụ thể, thiết thực của các tầng lớp nhân dân địa phương.

Xã Tiên Dược phấn đấu về đích nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2024.

Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Phạm Văn Minh đánh giá cao kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tiên Dược đã đạt được. Trong đó có nhiều tiêu chí mà địa phương đạt cao hơn bình quân chung toàn huyện. Điều này thể hiện quyết tâm cao của cấp uỷ đảng, chính quyền xã trong nỗ lực thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống cho người dân.

Trong thời gian tới, ông Phạm Văn Minh đề nghị xã Tiên Dược cần tiếp tục xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ hàng đầu. Từ đó, đề ra các giải pháp nhằm vận động, khuyến khích các tầng lớp nhân dân tham gia, phấn đấu đưa xã Tiên Dược đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2024.

Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cũng đề nghị xã Tiên Dược bám sát các quy hoạch chung của TP Hà Nội và của huyện để xây dựng nông thôn mới theo hướn văn minh, hiện đại gắn với tiêu chí đô thị. Đồng thời, quản lý chặt chẽ các quy hoạch, tạo điều kiện thu hút đầu tư, tạo việc làm, nâng cao đời sống cho người dân. 

Đẩy nhanh tiến độ cấp nước sạch tại huyện Sóc Sơn

Đẩy nhanh tiến độ cấp nước sạch tại huyện Sóc Sơn

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ