Cụ thể, các tuyến được điều chỉnh bao gồm xe buýt số 22, nhánh tuyến 22A; số 38 và tuyến buýt số 49.
Trong đó, tuyến xe buýt số 22, nhánh tuyến 22A có cự ly tuyến là 18,1km ở cả chiều đi và chiều về. Tuyến buýt này sẽ kết nối hành khách từ bến xe Gia Lâm - Khu đô thị Trung Văn qua một số tuyến phố chính như Nguyễn Văn Cừ - Cầu Chương Dương - Yên Phụ - điểm trung chuyển Long Biên - Hoàng Diệu - Trần Phú - Sơn Tây - Kim Mã - Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng - Mễ Trì.
Cự ly huy động của tuyến là 20, 18, 1km.
Tuyến số 38 Nam Thăng Long - Mai Động được điều chỉnh lộ trình, cự ly 19,85km, qua các tuyến phố như Đỗ Nhuận - Phạm Văn Đồng - Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Khánh Toàn - Bưởi - Cầu Giấy - Kim Mã - Giảng Võ - Nguyễn Thái Học - Lê Duẩn - Trần Hưng Đạo - Bà Triệu kết nối với Tam Trinh - Mai Động.
Tuyến số 49 Trần Khánh Dư - Nhổn có cự ly tuyến là 19,95km, cự ly huy động là 19,95km. Kết nối qua các tuyến đường Trần Khánh Dư - Trần Hưng Đạo - Lê Thánh Tông - Lý Thường Kiệt - Lê Duẩn - Cầu Giấy - Hồ Tùng Mậu - Trần Hữu Dực - đường 70 - Cầu Diễn - Nhổn.
Số lượng lượt xe, tần suất chạy, thời gian biểu áp dụng tạm thời trong giai đoạn xe buýt hoạt động 50% công suất theo chỉ đạo của Sở GTVT. Trong đó, số lượt xe là 70 lượt/ngày tang 12 lượt so với chỉ tiêu được Sở GTVT chấp thuận tại văn bản 3225/SGTVT-QLVT ngày 18/7/2021. Tần suất 25-30 phút mỗi lượt.
Thời gian thực hiện bắt đầu từ khi tuyến ĐSĐT 2A đi vào hoạt động. Trong thời gian tới, Sở GTVT yêu cầu Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP Hà Nội kiểm tra, rà soát lại lộ trình, cự ly vận hành và các chỉ tiêu kỹ thuật tuyến trong quá trình thực hiện đảm bảo tính chính xác của khối lượng được nghiệm thu. Kịp thời báo cáo những phát sinh, thay đổi lien quan đến các chỉ tiêu vận hành tuyến trong quá trình thực hiện.