Điều chỉnh luồng tuyến vận tải khách: Nhiều ý kiến băn khoăn

Ngọc Hải
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 11/11, Sở GTVT Hà Nội đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến các DN vận tải, Sở GTVT địa phương đối lưu về việc điều chỉnh luồng tuyến vận tải hành khách (VTHK) liên tỉnh tại Hà Nội.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Trưởng phòng Quản lý vận tải, Sở GTVT Hà Nội Đào Việt Long cho biết, do tốc độ phát triển đô thị của Hà Nội quá nhanh, tuyến đường Vành đai 3 đã bị đẩy lùi vào khu vực nội đô, gia tăng áp lực giao thông, đặc biệt đoạn từ nút giao Pháp Vân đến Đại lộ Thăng Long. Từ thực tế đó, việc điều chỉnh luồng tuyến VTHK liên tỉnh cho phù hợp là rất cấp bách.
Trước mắt, các tuyến VTHK đi Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Gia Lai sẽ được điều chỉnh trước từ Bến xe Mỹ Đình về Bến xe Nước Ngầm. Tuy nhiên việc điều chỉnh gần 39.000 tuyến xe cùng lúc là rất phức tạp và khó khăn, do đó, các tuyến còn lại sẽ tiếp tục được điều chỉnh từ này cho tới quý III/2017.
Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ vận tải Hòa Bình Nguyễn Việt Cường nêu ý kiến, việc quy

"Tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội xuất phát từ nhiều nguyên nhân chứ không phải chỉ do xe khách. Việc điều chỉnh luồng tuyến phải đảm bảo hài hòa lợi ích tất cả các bên chứ không thể chỉ đổ lỗi cho VTHK liên tỉnh, điều chỉnh vội vàng để ảnh hưởng đến người dân và DN".

Phó Giám đốc Sở GTVT Điện Biên Tống Duy Kim

hoạch luồng tuyến phải đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết, làm sao để thuận lợi cho người dân, tránh phát sinh thêm chi phí cho việc di chuyển từ bến này sang bến khác. Mặt khác, việc giảm thiểu ùn tắc giao thông phải bắt đầu từ việc giảm quy mô dân số, phân bố mật độ đồng đều; điều chỉnh luồng tuyến VTHK liên tỉnh không sẽ không thể giải quyết vấn đề, thậm chí còn làm gia tăng áp lực giao thông.
Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải tỉnh Sơn La Nguyễn Lương Sơn cho biết, rất ủng hộ việc lập lại trật tự vận tải tại Hà Nội. Tuy nhiên, đại diện cho các DN vận tải tỉnh Sơn La, ông Sơn đề nghị nên giữ nguyên hiện trạng luồng tuyến như hiện nay để ổn định kinh doanh cho DN, vì các tuyến vận tải Hà Nội - Sơn La đều hoạt động vào giờ thấp điểm, tần suất thấp, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình giao thông chung của TP.
Ông Sơn chia sẻ thêm, vì hành khách chủ yếu trên tuyến này là bà con dân tộc ít người, ít tiếp xúc với môi trường đô thị hiện đại, việc tìm kiếm xe buýt hoặc các phương tiện VTHK công cộng khác để đến Bến xe Yên Nghĩa (nếu sắp xếp lại) là rất khó khăn, bất tiện.
Tương tự, đại diện DN vận tải các tỉnh Yên Bái,... cũng đều đề xuất giữ nguyên hiện trạng quy hoạch luồng tuyến. Trường hợp bắt buộc phải điều chỉnh, cần đảm bảo sự công bằng cho DN, thuận tiện cho hành khách, có sự sắp xếp khoa học để tránh tình trạng chồng chéo, tranh giành thị phần về sau.
Đại diện các Sở GTVT như: Điện Biên, Sơn La, Hà Giang... lại bày tỏ lo lắng việc điều chỉnh luồng tuyến sẽ gây nhiều khó khăn cho DN và đặc biệt là hành khách. Đồng thời, mong muốn được giữ nguyên lộ trình các tuyến hiện đang hoạt động, chỉ điều chỉnh đối với các tuyến mở mới.
Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Hà Huy Quang khẳng định sẽ tiếp nhận ý kiến của DN, Sở GTVT các địa phương đối lưu, tập hợp và báo cáo UBND TP Hà Nội, Bộ GTVT để xem xét, cân nhắc.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần