Tương truyền, nghề sơn ở Hạ Thái có từ thế kỷ XVII, khởi đầu mới chỉ là sơn son thiếp vàng. Tới đầu thập niên 30 của thế kỷ XX, cụ Đinh Văn Thành - giảng viên Trường Mỹ thuật Đông Dương (1925 - 1945) quê Hạ Thái đưa nghề sơn mài về truyền dạy cho người dân trong làng. |
Từ đó, làng nghề Hạ Thái không chỉ làm sơn son thếp vàng mà còn phát triển sản xuất tranh sơn mài, đồ dùng, vật dụng trang trí thiết thực với đời sống. Sơn mài - chất liệu độc đáo của nghệ thuật Việt |
Họ tạo dựng hàng nghìn mẫu sản phẩm hấp dẫn, đáp ứng thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước như bát, đĩa, lọ hoa, khay, tranh sơn, tranh khảm. Việc đưa thêm các màu khác bằng vỏ trứng, ốc, cật tre, vỏ trai... sơn mài cơ bản của sơn cổ truyền giúp làm cho khả năng diễn tả của tranh tăng lên rất nhiều. |
Vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước con người Việt Nam được tái hiện sinh động, hấp dẫn mà vẫn đọng lại một nét duyên dáng đằm thắm của làng quê Việt với ao quê, tre làng, trăng thanh, con đò dọc, tà áo dài thướt tha trong gió, lá sen xanh với búp hồng, lá sen tàn sắc nâu đất đẹp khó quên. |
Thế nhưng, ít ai biết rằng, để làm ra một sản phẩm sơn mài tuyệt mĩ, người thợ làng Hạ Thái phải trải qua một quy trình khá phức tạp, đòi hỏi sự tỉ mỉ, tinh tế và mất rất nhiều thời gian. |
Trung bình để hoàn thiện một sản phẩm nội thất sơn mài có thể cần từ 4 đến 6 tháng, ngay cả đối với việc làm ra 1 chiếc khay đơn giản cũng phải mất thời gian tối thiểu là 75 ngày. |
Đầu tiên, người thợ phải tạo hình dáng của sản phẩm, có thể làm bằng gỗ, MDF hoặc sợi nhân tạo, thường được gọi là làm mộc. Mộc sẽ được kiểm tra chất lượng để bảo đảm mộc trơn láng, không có vết nứt, lõm... và một lớp keo sẽ được phủ lên mộc nhằm bảo vệ bề mặt sản phẩm. |
Sau khi kiểm tra, mộc sẽ được phủ lên một lớp hỗn hợp sơn dày, được làm từ sơn mài tự nhiên, bột đá, đất núi mịn, mùn cưa và đất phù sa, sau đó phất lên một lớp vải cotton mịn. Đây được gọi là công đoạn phất vải, nhằm tăng độ cứng và bảo đảm sản phẩm không bị nứt ở điều kiện khí hậu khô lạnh. |
Người thợ chờ cho lớp sơn này khô tự nhiên. |
Khi lớp sơn đã khô, mài sản phẩm dưới hồ nước ngọt. |
Sau đó, sơn lên sản phẩm một hỗn hợp sơn mài tự nhiên với đất phù sa và chờ cho lớp sơn này khô, sản phẩm tiếp tục được mài dưới dòng nước ngọt. |
Kế đến, người thợ sẽ lặp lại việc sơn lên sản phẩm một hỗn hợp sơn mài tự nhiên với đất phù sa và chờ cho lớp sơn này khô và mài sản phẩm dưới dòng nước ngọt thêm bốn lần liên tục. Công đoạn vóc được hoàn thành. kiện khí hậu khô lạnh. |
Sau công đoạn vóc, người thợ phủ một lớp sơn màu trắng hoặc dán lá bạc lên bề mặt sản phẩm cần có họa tiết. Sau đó họa sĩ sẽ vẽ đề tài lên sản phẩm và cẩn trứng, cẩn ốc hay những vật liệu khác lên họa tiết nhằm thể hiện tính sáng tạo và độc đáo của sản phẩm. �nh. |
Tiếp theo, sản phẩm sẽ được phủ một lớp sơn mài tự nhiên, riêng phần có họa tiết sẽ được phủ sơn trong. |
Một lần nữa, người thợ chờ mặt sơn khô, mài nhẹ bề mặt sản phẩm dưới dòng nước ngọt. |
Tiếp đến, 2 bước: Phủ một lớp sơn màu trắng hoặc dán lá bạc lên bề mặt sản phẩm cần có họa tiết. Sau đó họa sĩ sẽ vẽ đề tài lên sản phẩm và cẩn trứng, cẩn ốc hay những vật liệu khác lên họa tiết nhằm thể hiện tính sáng tạo và độc đáo của sản phẩm; và phủ một lớp sơn mài tự nhiên lên sản phẩm, riêng phần có họa tiết sẽ được phủ sơn trong sẽ được lặp lại thêm bốn lần liên tục. |
Sau đó, sản phẩm được mài và đánh bóng. Cuối cùng là kiểm tra chất lượng sản phẩm và đóng gói. |
Mỗi sản phẩm của người thợ, nghệ nhân làng nghề sơn mài Hạ Thái là kết quả của tập thể trong việc sáng tạo và sự tinh tế trong từng công đoạn. Vì được làm thủ công hoàn toàn nên đặc nét của từng sản phẩm là độc nhất, không bao giờ có 2 sản phẩm giống nhau. > �nh. |
Nhiều năm qua, đồ sơn mài Hạ Thái trở thành địa chỉ có uy tín, xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới như: Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc... Sơn mài Hạ Thái khẳng định thương hiệu nhờ chất lượng, mỗi sản phẩm sơn mài đều bóng, mịn, có độ bền cao, ghi nhận dấu ấn tài hoa của người thợ. |
Sự ổn định của làng nghề cùng với việc bảo tồn những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần đã góp phần thu hút khách du lịch tới tham quan làng nghề. |