Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Định danh cuộc gọi để ngăn lừa đảo

Kinhtedothi - Trong những năm gần đây, lừa đảo thông qua những cuộc điện thoại mạo danh công an, viện kiểm sát, ngân hàng, nhà mạng, cơ quan chức năng … đang là thủ đoạn được kẻ gian sử dụng nhằm “đánh bẫy” người dùng viễn thông.

Đáng chú ý, hiện tượng này có xu hướng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Với những chiêu trò như: giả danh cơ quan công an để thông báo liên quan đến vụ án ma túy; mạo danh ngân hàng để yêu cầu cung cấp tài khoản cá nhân; lợi dụng DN để thông báo trúng thưởng… kẻ gian đã đánh trúng được tâm lý sợ trách nhiệm, ham lời của nhiều nạn nhân, từ đó dễ dàng chiếm đoạt tài sản. Thực tế đã ghi nhận nhiều vụ lừa đảo dạng này lên tới hàng trăm, thậm chí là hàng tỷ đồng.

Nhằm cảnh báo tới người dân về những thủ đoạn lừa đảo nói trên, trong thời gian qua, các cơ quan chức năng cùng nhà mạng di động đã liên tục phát đi những thông điệp về nhận dạng, cách ứng phó với những chiêu trò này trên phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, những động thái này dường như vẫn chưa mang lại hiệu quả lớn khi các cuộc gọi lừa đảo vẫn đang hoành hành.

Nói về việc ngăn chặn cuộc gọi mạo danh cơ quan chức năng để lừa đảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long cho rằng, cần triển khai cấp tên định danh (Voice brandname) cho các số điện thoại là các số đường dây nóng của các cơ quan Nhà nước, nhà mạng…

Nếu cuộc gọi nào tự xưng là cơ quan chức năng mà không hiện định danh thì chắc chắn là mạo danh và có dấu hiệu lừa đảo. Và Bộ TT&TT cũng là cơ quan Nhà nước đầu tiên thực hiện việc định danh số điện thoại cho một số đơn vị của mình. Theo đó, từ 27/10, cuộc gọi đến từ Văn phòng Bộ, Cục Báo chí, Cục An toàn thông tin, Cục Viễn thông, Cục Tần số vô tuyến điện đều hiển thị tên định danh "BO TTTT".

Tương tự, cuộc gọi của DN viễn thông tới khách hàng cũng hiển thị tên định danh của nhà mạng. Có thể kể đến như: tên định danh VNPT, VinaPhone của nhà mạng VinaPhone, VIETTELCSKH của nhà mạng Viettel, FPT SHOP của nhà mạng FPT, hay LOCAL của nhà mạng ASIM …

Được biết, trong thời gian tới, việc định danh cho đường dây nóng sẽ được mở rộng ra các bộ, ngành khác như công an, tòa án, ngân hàng... Các số điện thoại được định danh sẽ là số mà cơ quan chính quyền, DN có liên hệ, giao dịch với người dân.

Về phía người dân, Bộ TT&TT cũng đưa ra khuyến cáo, nếu nhận được các cuộc gọi từ số điện thoại giả mạo, cần phản ánh tới các đầu số tiếp nhận phản ánh về cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo của Bộ là 156, 5656 hoặc phản ánh tới DN viễn thông quản lý thuê bao của mình để yêu cầu xử lý.

Như vậy có thể thấy, sau hàng loạt các biện pháp như xác thực thông tin thuê bao, chặn tin nhắn rác, cuộc gọi rác… định danh số điện thoại của cơ quan chức năng là một trong những cố gắng mới nhất của Bộ TT&TT cùng các nhà mạng nhằm ngăn chặn tình trạng lừa đảo qua di động. Tuy vẫn cần thời gian để kiểm chứng hiệu quả của những biện pháp này nhưng hy vọng trong tương lai không xa, vấn nạn lừa đảo người dùng di động sẽ được hạn chế triệt để.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Doanh nghiệp là mục tiêu hướng tới

Doanh nghiệp là mục tiêu hướng tới

03 Apr, 11:20 AM

Kinhtedothi - Hà Nội đặt mục tiêu thành lập mới 150.000 DN trong giai đoạn 2021 - 2025, với tốc độ tăng trưởng khoảng 30.000 DN mỗi năm. Hà Nội cũng đang nỗ lực thúc đẩy nhiều giải pháp hỗ trợ cho sự phát triển của cộng đồng DN, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa, nhằm tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế và việc làm.

Thuận tiện và tiết kiệm

Thuận tiện và tiết kiệm

02 Apr, 05:49 AM

Kinhtedothi - Những băn khoăn của người dân về việc “liệu có phải đổi lại các loại giấy tờ khi tên các đơn vị hành chính thay đổi hay không” dường như đã được gỡ bỏ. Bộ Nội vụ mới đây đã có đề xuất, các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức trước thời điểm sáp nhập cấp tỉnh, cấp xã vẫn có giá trị sử dụng nếu còn thời hạn, nếu chuyển đổi thì không mất phí.

Sự sàng lọc cần thiết

Sự sàng lọc cần thiết

01 Apr, 03:24 PM

Kinhtedothi - Trong Dự thảo Luật Cán bộ, Công chức (sửa đổi) đang được lấy ý kiến, Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung quy định về sát hạch cán bộ, công chức để thực hiện cơ chế sàng lọc đội ngũ theo nguyên tắc cạnh tranh, có vào, có ra, có lên, có xuống.

Lấy đầu tư công làm động lực

Lấy đầu tư công làm động lực

31 Mar, 05:15 AM

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Chỉ thị về việc giao chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt từ 8% trở lên, trong đó, dịch vụ tăng 8,6% trở lên; công nghiệp tăng 7% trở lên...

Nghị quyết quan trọng trong phát triển đô thị

Nghị quyết quan trọng trong phát triển đô thị

28 Mar, 05:42 AM

Kinhtedothi - Nghị quyết số 11-NQ/ĐU của Đảng ủy UBND TP Hà Nội vừa ban hành, được đánh giá là bước tiến quan trọng trong việc tăng cường công tác quản lý đất đai, đầu tư công, quản lý đô thị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô...

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ