Tạo đà phát triển
Kinhtedothi-Cùng với việc thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, Nhà nước đã phân cấp mạnh mẽ về quy hoạch cho chính quyền địa phương được chủ động lập, phê duyệt quy hoạch. Đây là một bước tiến quan trọng trong nỗ lực cải cách hành chính và thúc đẩy sự phát triển đô thị bền vững.
Trong bối cảnh hiện nay, việc phân cấp mạnh mẽ chính quyền địa phương được lập, điều chỉnh quy hoạch đang trở thành một xu hướng quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển và quản lý đô thị hiệu quả hơn. Việc chính quyền địa phương được chủ động lập, phê duyệt quy hoạch mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Trước hết, việc này sẽ giúp tăng cường năng lực cho chính quyền cấp phường xã, bảo đảm các quy trình, thủ tục hành chính phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Điều này cho phép địa phương có thể tự quyết định và thực hiện các dự án phù hợp với điều kiện và nhu cầu cụ thể trong chiến lược phát triển.
Cùng với đó, việc phân cấp mạnh về lĩnh vực này sẽ giảm thiểu sự chồng chéo và mâu thuẫn giữa các quy định pháp luật liên quan đến quy hoạch. Điều này tạo ra một môi trường pháp lý rõ ràng và ổn định hơn cho việc phát triển đô thị. Đây cũng là điều mà nhiều chuyên gia, các cấp quản lý tán thành, bởi nó thể hiện tính đồng bộ và tránh mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật; đồng thời, qua đó, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Khi địa phương có quyền tự quyết định và thực hiện các dự án phát triển. Mỗi địa phương đều có những đặc thù riêng, nên sẽ có động lực lớn hơn để bảo đảm sự thành công của các dự án đó. Điều này giúp tăng cường trách nhiệm giải trình và minh bạch trong quá trình quản lý đô thị.
Đặc biệt, việc phân cấp mạnh mẽ về quy hoạch sẽ tạo ra cơ hội cho sự đổi mới và sáng tạo trong quản lý đô thị. Khi địa phương có quyền tự quyết định và thực hiện các dự án phát triển, họ có thể áp dụng những giải pháp mới và sáng tạo để giải quyết các vấn đề cụ thể trong điều kiện thực tế. Điều này giúp thúc đẩy sự phát triển bền vững của đô thị, sự thống nhất trong quản lý đô thị.
Dẫu vậy, để bảo đảm sự thành công vẫn rất cần có những biện pháp hỗ trợ phù hợp. Trước hết là tăng cường năng lực cho chính quyền cấp xã thông qua đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật, nhằm giúp cán bộ cấp cơ sở có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện. Thứ hai, thiết lập cơ chế giám sát và đánh giá hiệu quả rõ ràng để bảo đảm rằng việc phân cấp mạnh mẽ về quy hoạch không dẫn đến sự lạm dụng hoặc thiếu minh bạch. Điều này giúp duy trì sự tin tưởng của người dân vào hệ thống quản lý đô thị. Và kèm theo đó, nhất thiết phải tăng cường sự phối hợp giữa các bên liên quan.
Các yếu tố này sẽ bảo đảm rằng việc phân cấp mạnh về quy hoạch sẽ không dẫn đến sự xung đột hoặc chồng chéo giữa các dự án phát triển khác nhau; tránh lạm dụng trục lợi từ quy hoạch… Để từ đó, các đô thị sẽ không còn cảnh dự án bỏ hoang, tài nguyên đất đai để lãng phí; bộ mặt đô thị không còn cảnh nhếch nhác, lộn xộn.

Văn phòng Thành ủy Hà Nội thực hiện tốt công tác tham mưu, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số
Kinhtedothi - Chiều 21/6, Đảng bộ cơ quan Văn phòng Thành ủy Hà Nội đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025-2030.

Hà Nội lập 2 đoàn kiểm tra cải cách hành chính, chuyển đổi số
Kinhtedothi-Các đoàn kiểm tra thực hiện phân công và tiến hành kiểm tra các nội dung về cải cách hành chính, chuyển đổi số theo Kế hoạch số 114/KH-UBND ngày 23/4/2025 của UBND Thành phố Hà Nội; kiểm tra đột xuất tại các đơn vị theo yêu cầu, chỉ đạo của lãnh đạo UBND Thành phố, Trưởng đoàn kiểm tra.

Cần Thơ tiếp tục cải thiện các chỉ số về cải cách hành chính
Kinhtedothi - Chiều 26/5, UBND TP Cần Thơ tổ chức Hội nghị tổng kết cải cách hành chính (CCHC) TP Cần Thơ giai đoạn 2021 - 2025 và phân tích các chỉ số CCHC năm 2024.