Monday, 08:49 26/02/2018
Định vị ngành bán lẻ để hội nhập
Kinhtedothi - Sau 10 năm gia nhập WTO, thị trường bán lẻ Việt Nam đã khởi sắc, đáp ứng cơ bản yêu cầu của người tiêu dùng (NTD), hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, lại bộc lộ nhiều điểm yếu cố hữu về tài chính, nguồn nhân lực, quản trị DN… đòi hỏi sự nỗ lực của nhiều phía để định vị ngành này phát triển.
Thay đổi về chất
Ngành bán lẻ Việt Nam trong vài năm trở lại đây đã có bước phát triển mạnh mẽ. Các định dạng bán lẻ hiện đại đã vượt qua giai đoạn khó khăn để định hình, có bước tiến vững chắc và được coi là động lực phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam. Kênh bán lẻ truyền thống cũng vượt qua chính mình và tiếp tục thay đổi về chất dưới áp lực cạnh tranh hướng về văn minh thương mại, mang lại nhiều lợi ích cho NTD.
Khách hàng lựa chọn sản phẩm tại hệ thống bán lẻ của Trung tâm mua sắm M2 (165 Thái Hà, Đống Đa). Ảnh: Khắc Kiên |
Tốc độ và sự tiện lợi sẽ là hai yếu tố cốt lõi xác định chất lượng của trải nghiệm mua sắm hàng đầu. Trong đó, thanh toán nhanh chóng, dễ dàng là một thành phần quan trọng trong trải nghiệm mua sắm liền mạch. Xu hướng yêu thích của người tiêu dùng “Nhỏ là đẹp” sẽ tiếp tục trong vài năm tới với các cửa hàng định dạng nhỏ (cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini…) đã xuất hiện khắp nơi trong vài năm qua. Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam Đinh Thị Mỹ Loan |