Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

DN điện, xăng, nước độc quyền rồi tự định giá: Nghịch lý!

Kinhtedothi - Hàng loạt các mặt hàng thiết yếu trong lúc thị trường chưa có cạnh tranh mà DN được tự định giá là phi thị trường.
Sự ổn định của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một điểm nhấn quan trọng trong năm 2013. Nhưng thực tế, giá cả hàng hóa vẫn đang đứng ở mức cao, nhiều mặt hàng thiết yếu trong năm qua đều tăng giá. Trong khi đó, công tác quản lý giá một số mặt hàng thiết yếu còn gây nhiều tranh cãi. 

 
Đến giờ vẫn chưa ngã ngũ chuyện các DN viễn thông có bắt tay tăng giá cước 3G hay không?
Đến giờ vẫn chưa ngã ngũ chuyện các DN viễn thông có bắt tay tăng giá cước 3G hay không?
Việc đồng loạt tăng giá cước 3G lên tới 40% của 3 doanh nghiệp viễn thông chiếm thị phần lớn vừa qua, hay việc tăng giá xăng dầu chưa sát với diễn biến giá thế giới; việc giá điện chỉ tăng mà không giảm; việc tăng giá sữa tăng tới 30 lần chỉ trong 3 năm qua… không những tác động đến thị trường giá cả, mà còn khiến người tiêu dùng không thể theo kịp.

Do vậy, để kiềm chế lạm phát trong năm 2014, cùng với nhiều giải pháp đồng bộ như chính sách tiền tệ, tài khóa…thì công tác điều hành giá cần có sự chuyển biến tích cực hơn nữa, đặc biệt là chống độc quyền về giá những mặt hàng thiết yếu.

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, với những mặt hàng có tác động lớn đến nền kinh tế như xăng dầu, điện, hay những mặt hàng thiết yếu khác như sữa, gas, cước viễn thông… thì Nhà nước cần thận trọng với việc trao quyền định giá cho doanh nghiệp.

“Việc doanh nghiệp độc quyền mà lại được tự định giá, trong khi thị trường chưa có cạnh tranh là nghịch lý. Tôi xin lưu ý là trong độc quyền thì độc quyền tư nhân cũng đang xuất hiện. Độc quyền về giá sữa, giá thuốc là một ví dụ. Vì vậy trong thời gian tới, phải lưu ý, trong quy trình về giá thị trường phải cho cạnh tranh trước khi cho thả giá. Thứ hai là cơ chế kiểm soát, kiểm toán lỗ lãi của doanh nghiệp phải rõ ràng; quy định rõ trách nhiệm cá nhân và có chế tài cụ thể.”

Bước sang năm 2014, các chuyên gia nhận định, nguy cơ lạm phát vẫn tiềm ẩn. Do tác động theo độ trễ của chính sách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh năm 2013, nhiều giải pháp của ngân hàng đang được thúc đẩy mạnh để kích thích tiêu dùng và tăng trưởng tín dụng... Đặc biệt là tiếp tục điều hành giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với một số hàng hóa, dịch vụ chiến lược, quan trọng thiết yếu như: điện, than cho sản xuất điện, dịch vụ khám chữa bệnh, học phí... Trong khi đó, mục tiêu đặt ra là phải kiểm soát lạm phát năm 2014 dưới 7%. 

Các chuyên gia khuyến cáo, Chính phủ cần điều hành linh hoạt giá mặt hàng đầu vào và thiết yếu của sản xuất như điện, than, xăng dầu và giá các dịch vụ công, tránh dồn cùng vào một thời điểm sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng của cả nước. Đồng thời, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường trong nước và quốc tế; phân tích và dự báo thông tin thị trường để kịp thời đề xuất giải pháp bình ổn giá, kiềm chế lạm phát, nhất là trong dịp lễ, Tết.

Về điều hành giá năm 2014, bà Nguyễn Thúy Nga, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính khẳng định: “Vẫn tiếp tục theo cơ chế thị trường với đại bộ phận hàng hóa trong nền kinh tế. Hiện nay Nhà nước không định giá nhiều mặt hàng, trừ điện, tài nguyên quan trọng, còn lại chỉ gián tiếp kiểm soát; phải kiểm tra, thanh tra chặt chẽ. Đối với giá điện, giá than cho sản xuất điện, xăng dầu, dịch vụ công vẫn tiếp tục điều hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý nhà nước, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ thực hiện công khai minh bạch giá để tạo sự đồng thuận trong xã hội.”    

Mặc dù lạm phát được kiềm chế dưới mục tiêu mà Quốc hội đặt ra, nhưng nếu so với các nước trong khu vực như Singapore ở mức 4%; Philippines 2,2%; Myanmar 4,4%... thì Việt Nam vẫn đứng ở mức cao khi năm qua tăng 6,04%. Bởi vậy, chưa thể chủ quan với kiềm chế lạm phát. Trong đó, duy trì sự ổn định của thị trường giá cả năm 2014 là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Bởi điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân.

Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến cáo cần tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ tháo gỡ khó khăn cho thị trường, kích thích sản xuất tiêu dùng mới có thể kỳ vọng năm 2014 nền kinh tế phục hồi vững chắc và phát triển cho những năm tiếp theo.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
HanoiPrintPack 2025: làn gió mới cho ngành in ấn và đóng gói Việt Nam

HanoiPrintPack 2025: làn gió mới cho ngành in ấn và đóng gói Việt Nam

02 Jul, 09:19 PM

Kinhtedothi - Triển lãm Quốc tế ngành In ấn và Đóng gói Hà Nội lần thứ 12 (HanoiPrintPack 2025) diễn ra từ ngày 2 - 5/7 tại Trung tâm Triển lãm ICE Hà Nội, mang đến cơ hội kết nối, chia sẻ công nghệ, mở ra hướng phát triển bền vững cho ngành in ấn – bao bì Việt Nam.

EVNNPC tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả vận hành, dịch vụ khách hàng

EVNNPC tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả vận hành, dịch vụ khách hàng

01 Jul, 07:25 PM

Kinhtedothi - Ngày 1/7, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) chính thức hoàn tất việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đến tận cấp cơ sở – đánh dấu một trong những bước chuyển đổi toàn diện và mạnh mẽ nhất trong lịch sử 56 năm phát triển của Tổng công ty.

MB ra mắt bộ sản phẩm tiền gửi 2025: Lợi nhuận tối đa, chốt lời linh hoạt

MB ra mắt bộ sản phẩm tiền gửi 2025: Lợi nhuận tối đa, chốt lời linh hoạt

01 Jul, 05:22 PM

Kinhtedothi - Nhằm đáp ứng nhu cầu tiết kiệm ngày càng đa dạng, MB giới thiệu đến Khách hàng bộ ba sản phẩm Tiền Gửi 2025 gồm: Tiền Gửi Linh Hoạt, Tiền Gửi Kỳ Hạn và Tiền Gửi Tích Góp, hướng đến nhu cầu tiết kiệm linh hoạt và tối ưu hóa lợi nhuận trong từng giai đoạn tài chính của khách hàng.

Quản trị nguồn nhân lực chiến lược tạo đà phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Quản trị nguồn nhân lực chiến lược tạo đà phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

30 Jun, 07:36 PM

Kinhtedothi - Tạo đà phát triển ngành công nghiệp bán dẫn rất cần đến quản trị, đào tạo đội ngũ nhân lực chiến lược. Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp (DN) phải nắm bắt được xu hướng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn thông qua giao lưu, kết nối với cơ quan quản lý Nhà nước, chuyên gia, học giả trong và ngoài nước, cũng như mô hình đào tạo phù hợp.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ