Do nhiễu sóng radar?
Theo kế hoạch, hành trình marketing này kéo dài trong 12 ngày (3-14/5) của SSJ-100 gồm 6 nước là: Kazakhstan, Pakistan, Myanmar, Indonesia, Lào và Việt Nam với mục đích tiếp thị với những khách hàng tiềm năng, nâng tổng số máy bay được ký kết trong 20 năm nữa lên con số 1.000 chiếc. Tuy nhiên, chiều 9/5, chỉ ít phút sau khi cất cánh, chiếc SSJ-100 đã bất ngờ rời khỏi màn hình radar. Một đội trực thăng cứu hội đã được cử đi và tìm thấy các mảnh vỡ của chiếc máy bay xấu số ở núi lửa Salak, thành phố Bogor, phía nam thủ đô Jakarta, Indonesia. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, tân Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã thiết lập một Ủy ban đặc biệt nhằm điều tra sự cố, trong khi Tổng thống Indonesia Susilo Yudhoyono tuyên bố các chuyên gia hàng không hai nước sẽ hợp tác chặt chẽ để làm rõ vụ việc. Theo báo cáo, trước khi được phép cất cánh, chiếc máy bay này đã được kiểm tra rất nghiêm ngặt về kỹ thuật và cũng chưa mắc phải một trục trặc nào trong số 500 chuyến bay đã thực hiện. Đặc biệt, việc nhà báo tự do Sergey Dolya-người đầu tiên thông tin về vụ tai nạn cho biết điện thoại di động của một số người Nga có mặt trên chuyến bay vẫn có tín hiệu sau khi vụ tai nạn xảy ra, làm dấy lên nghi ngờ tín hiệu điện thoại có thể đã làm nhiễu sóng của hệ thống radar, hệ thống dẫn đường...
Hơn 1.000 người gồm binh sĩ quân đội và cảnh sát đã tham gia công tác cứu hộ và đã tìm thấy các thi thể, tuy nhiên vẫn chưa tìm thấy ai sống sót và việc sơ tán các thi thể ra khỏi hiện trường bằng trực thăng đang gặp nhiều khó khăn do thời tiết xấu. Con số nạn nhân trên chuyến bay vẫn chưa có sự thống nhất, nhưng phần lớn là quan chức cao cấp của các hãng hàng không lớn của