80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Doanh nghiệp muốn kinh tế vĩ mô ổn định

KTĐT - Quý I/2011, có 42% doanh nghiệp (DN) cho biết tình hình sản xuất kinh doanh của mình là ổn định, 40% tự đánh giá tình hình kinh doanh tốt hơn quý trước, chỉ có 18% nói khó khăn hơn.

KTĐT - Quý I/2011, có 42% doanh nghiệp (DN) cho biết tình hình sản xuất kinh doanh của mình là ổn định, 40% tự đánh giá tình hình kinh doanh tốt hơn quý trước, chỉ có 18% nói khó khăn hơn.

Kết quả khảo sát động thái DNVN (viết tắt là VBiS) trong quý I/2011 của Phòng Thương mại & Công nghiệp VN (VCCI) cho thấy các DN trong nước đã bước đầu vượt qua khó khăn của giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính thế giới.


Tăng năng suấtnhưng lợi nhuận vẫn thấp


Tuy nhiên khi được hỏi về những khó khăn trong quý I/2011, 64,5% số DN tham gia khảo sát của VCCI cho biết, yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN là chi phí đầu vào tăng, dẫn đến giá thành trên một đơn vị sản phẩm cũng tăng theo. Mặc dù chi phí đầu vào tăng, nhưng vì bối cảnh kinh tế khó khăn sau giai đoạn phục hồi, nên hầu hết các DN đã không thể tăng giá bán (43% DN), thậm chí có 14% DN còn giảm giá bán sản phẩm. Chỉ có 43% số DN là tăng giá bán để bù chi phí đầu vào. Ngay cả khi đã cố gắng nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc, tăng năng suất lao động và giảm lượng hàng tồn kho, thì cũng chỉ có 30,2% DN tăng được lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm, trong khi có tới 33,3% DN đã giảm chỉ số này.


Môi trường pháp lývà vĩ mô: Chậm cải thiện!


Đánh giá chung của 47% DN tham gia khảo sát về tác động của môi trường pháp lý và kinh tế vĩ mô đến hoạt động của DN quý I/2011 chủ yếu là không đổi so với quý IV/2010. Chỉ có 26,5% DN trả lời là được hưởng lợi từ các yếu tố của môi trường pháp lý và kinh tế vĩ mô, trong khi tỷ lệ DN bị ảnh hưởng tiêu cực từ các nhân tố này cũng khá cao (20,5%).


Trong số các ảnh hưởng tiêu cực thì tác động của sự bất ổn kinh tế vĩ mô đến hoạt động của DN là lớn nhất, tới 40% DN chịu sự tác động tiêu cực từ sự bất ổn này, trong khi chỉ có 18,8% DN cảm thấy các chính sách bình ổn kinh tế vĩ mô của Chính phủ có tác động tốt đến DN của họ. Rõ ràng, ổn định kinh tế vĩ mô luôn là vấn đề được đặt ra hàng đầu trong quý IV/2010 và I/2011.


Cụ thể, trong quý IV/2010, nhờ các kết quả đạt được từ việc thực hiện Đề án 30, chất lượng của các quy định pháp lý, các chính sách và thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động của DN đã được cải thiện rõ rệt. 38,4% số DN khẳng định đây là yếu tố có tác động tích cực nhất đến hoạt động của các DN trong quý. Hai yếu tố còn lại là "thái độ, ý thức trách nhiệm và năng lực của cán bộ công quyền" và "hiệu lực thực thi và áp dụng các quy định pháp lý" cũng đã có một số cải thiện, tuy nhiên phần lớn các DN vẫn cảm thấy hai yếu tố này không cải thiện.


Tạo sân chơi bình đẳngcho doanh nghiệp


Theo phản ánh của 85% DN, họ đang phải đi vay ở mức lãi suất 12-13% trở lên. Chỉ có 19% DN cho rằng mức lãi suất này là hợp lý. Nếu buộc phải chấp nhận mức lãi suất này thì chỉ có 67% số DN thấy có thể chịu được. Nghĩa là, 33% số DN sẽ gặp khó khăn nếu phải chịu mức lãi vay này trong lâu dài. Kết quả khảo sát này cho thấy, lãi suất cho vay 12 - 13% đã là quá cao. Với mức lãi này, DN sẽ không thể mạnh dạn đầu tư chiều sâu cho tương lai mà sẽ chọn hướng đầu tư vào các thương vụ ngắn hạn hoặc đầu cơ vào các dự án rủi ro nhưng có lãi suất cao.


Do đó, theo kiến nghị của các DN, Chính phủ cần có những nỗ lực đột phá trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, điều này không chỉ giúp cho các DN phát triển tốt hơn trong năm 2011 mà còn có thể hoạch định được các chiến lược kinh doanh của mình một cách lâu dài và bền vững. Ngoài việc ổn định kinh tế vĩ mô, hai nhiệm vụ ưu tiên tiếp theo mà Chính phủ cần phải thực hiện là hạ lãi suất ngân hàng và kiểm soát tham nhũng.


Các DN cũng mong muốn Chính phủ tăng tính minh bạch và nhất quán của hệ thống pháp lý, chính sách; kiểm soát chất lượng sản phẩm, chống hàng giả và gian lận thương mại; tạo sân chơi bình đẳng cho mọi DN, không phân biệt thành phần kinh tế; bảo đảm việc cung ứng điện ổn định; và hỗ trợ vốn ưu đãi cho đầu tư chiều sâu.

 

 

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ