Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Doanh nghiệp nông nghiệp Nhật muốn “ở lại” Việt Nam

Kinhtedothi - Liên tiếp các đoàn doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Nhật Bản đến tìm hiểu thị trường, xúc tiến đầu tư thời gian gần đây đã cho thấy sức hút của Việt Nam đối với nguồn vốn từ Nhật Bản. Đáng chú ý trong số này có rất nhiều DN thuộc lĩnh vực nông nghiệp.
Gia tăng giá trị cho nông sản

Một trong những vấn đề khó nhất đối với hàng nông sản Việt Nam trong nhiều năm qua là yếu ở khâu chế biến dẫn đến giá trị gia tăng thấp. Trong khi ấy, ở Nhật Bản, cà chua, khoai, sắn, trà xanh… đã trở thành những mặt hàng nông sản có giá trị cao gấp hàng chục lần nhờ việc ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp.

Ông Tomitaro Noguchi - Giám đốc Điều hành Công ty Sản xuất bột trà xanh Noguchi Tokutaro (tỉnh Ibaraki, Nhật Bản) chia sẻ, gia đình ông khởi nghiệp từ chính nông sản quý của quê hương và đã qua 5 đời gắn bó với cây trà xanh. "Chúng tôi chế biến lá trà thành bột trà xanh, đồng thời phủ lớp tinh dầu hạt trà giúp bột trà ngậy hơn, bổ hơn và giữ được hương vị trà xanh tốt hơn. Để có được sản phẩm bột trà giá trị như vậy, chúng tôi đã phải nghiên cứu qua nhiều năm và có bí kíp công nghệ riêng" - ông Tomitaro bật mí.
 
Chế biến hạt điều xuất khẩu tại Khu công nghiệp Ninh Thuận.  	Ảnh: Danh Lam
Chế biến hạt điều xuất khẩu tại Khu công nghiệp Ninh Thuận. Ảnh: Danh Lam
Bên cạnh bột trà xanh là sản phẩm truyền thống nổi tiếng của Nhật Bản, cà chua cũng là mặt hàng nông sản cao cấp nhờ khâu chế biến tốt như sốt cà chua, tương cà chua, nước ép cà chua… Ông Katsumi Yamaguchi - Giám đốc Điều hành Các vấn đề Công nghiệp, Văn phòng TP Hokota khẳng định, cà chua là mặt hàng nông sản khó bảo quản nếu không được chế biến tốt thì rất dễ hư hỏng. Vì thế, các DN ở Hokota đã nghiên cứu và chế biến cà chua để mặt hàng này có giá trị gia tăng cao, trong số các sản phẩm từ cà chua thì nước ép 100% từ cà chua là dòng sản phẩm cao cấp rất được ưa chuộng ở Nhật Bản.

Ngoài ra, khoai lang nướng đóng gói, khoai lang sấy khô, thái lát, các loại bánh làm từ khoai cũng rất có giá trị. Nắm bắt được nhu cầu này, nhiều DN đã thu mua khoai lang tươi để chế biến, được biết, mỗi gói khoai lang nướng đóng gói (500gr) có giá trị cao gấp 4 - 5 lần so với bán khoai lang tươi của người nông dân.

Không chỉ tiêu thụ ở thị trường trong nước, các DN Nhật Bản cũng muốn xuất khẩu sang thị trường các nước phát triển, hợp tác với những thị trường có nguồn nguyên liệu dồi dào như Việt Nam.

Tìm kiếm cơ hội ở Việt Nam

Trong chuyến thăm của đoàn lãnh đạo cao cấp tỉnh Ibaraki (Nhật Bản) đến Hà Nội hồi cuối tháng 10/2014, trong số gần 100 DN thuộc các ngành nghề khác nhau đã có 9 DN tiêu biểu thuộc lĩnh vực nông nghiệp của Nhật Bản cùng sang Việt Nam để tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư. Chia sẻ với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, ông Katsumi Yamaguchi cho biết, các DN trong lĩnh vực nông nghiệp rất sẵn lòng hợp tác chuyển giao công nghệ chế biến nông sản, nông nghiệp với các đối tác Việt Nam. "Tuy nhiên, vì chúng tôi là DN nhỏ nên sẽ rất thận trọng trong quyết định hợp tác với đối tác nước ngoài. Ý định của tôi là xây dựng mô hình những quán trà Nhật tại Việt Nam nhằm mang văn hóa trà Nhật tới Việt Nam" - ông Tomitaro Noguchi tâm sự. Nhận thấy ở Việt Nam có nhiều vùng trồng cây chè nổi tiếng, ông Tomitaro còn có ý tưởng hợp tác với nông dân Việt Nam để chế biến lá trà của Việt Nam theo công thức trà Nhật.Có khá nhiều ý tưởng kinh doanh giữa DN Nhật Bản và Việt Nam đã được kết nối trong chuyến giao lưu của các DN tỉnh Ibaraki vừa qua, nhưng vì phần lớn các DNNVV Nhật Bản chưa có kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài, chưa hiểu rõ hệ thống pháp luật và thông tin về thị trường Việt Nam nên có tâm lý khá dè dặt. Để các ý tưởng kinh doanh được hiện thực hóa thì cần có sự hỗ trợ tích cực của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương của Việt Nam nhằm cung cấp cho các DN Nhật Bản thông tin, cập nhật tình hình đầu tư tại Việt Nam, qua đó giúp họ yên tâm đầu tư.

 
Tháng 3/2014, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tới thăm tỉnh Ibaraki và chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Bộ NN&PTNT Việt Nam với tỉnh Ibaraki, mở ra hướng hợp tác mới trong lĩnh vực nông nghiệp giữa tỉnh Ibaraki và các địa phương của Việt Nam.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
EVNSPC đóng điện 72 công trình 110kV trong 6 tháng đầu năm

EVNSPC đóng điện 72 công trình 110kV trong 6 tháng đầu năm

08 Jul, 05:45 PM

Kinhtedothi - Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã đóng điện 72 công trình 110kV, trong đó có 50 công trình hoàn thành trước ngày 30/4/2025, lập thành tích thiết thực chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam thống Nhất đất nước và 50 năm xây dựng và phát triển EVNSPC; góp phần chống quá tải và đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân trên địa bàn các tỉnh phía Nam.

Agribank tập trung tối đa mọi nguồn lực, quyết tâm các mục tiêu đề ra

Agribank tập trung tối đa mọi nguồn lực, quyết tâm các mục tiêu đề ra

08 Jul, 04:28 PM

Kinhtedothi- Hoạt động kinh doanh của Agribank trong 6 tháng đầu năm 2025 đã đạt được những kết quả tích cực. Phát huy kết quả đạt được, trong 6 tháng cuối năm 2025, Agribank, tiếp tục tập trung tối đa mọi nguồn lực, quyết tâm, đoàn kết, linh hoạt triển khai nghiêm túc, quyết liệt các giải pháp, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đề ra…

Dệt may bứt tốc giữa “bão thuế” và thị trường khó lường

Dệt may bứt tốc giữa “bão thuế” và thị trường khó lường

08 Jul, 03:49 PM

Kinhtedothi - Bất chấp xung đột leo thang và chính sách thuế đối ứng từ Mỹ phủ bóng toàn cầu, ngành dệt may Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng ấn tượng: kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đạt gần 18 tỷ USD, doanh thu VINATEX ước đạt 9.000 tỷ đồng. Những “chiến dịch thần tốc”, tư duy chủ động và tinh thần tự lực – tự cường đang giúp doanh nghiệp giữ vững mạch đơn hàng, vượt bão thuế và biến động khó lường trong nửa cuối năm.

Diễn đàn xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026–2030, định hướng đến 2045

Diễn đàn xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026–2030, định hướng đến 2045

07 Jul, 02:21 PM

Kinhtedothi - Trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước, giai đoạn 2026 – 2030 được Đảng và Nhà nước nhận định là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội. Xác lập mô hình tăng trưởng mới không chỉ là yếu tố cấp thiết mà còn là bước đi xác định phương hướng, chiến lược cho tương lai lâu dài.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ