Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giải pháp chiến lược giúp Việt Nam đạt tăng trưởng hai con số

Kinhtedothi - Ngày 8/7, Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025 (VEGF) với chủ đề “Các giải pháp chiến lược & thực tiễn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao & bền vững trong bối cảnh mới” đã diễn ra tại Hà Nội

Toàn cảnh Diễn đàn. Ảnh: Khắc Kiên

Đối diện khó khăn thách thức

Diễn đàn có sự tham dự của ông Trần Lưu Quang, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Chính sách Chiến lược Trung ương; Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động, Việt Nam đã đặt ra những mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng là tăng trưởng GDP đạt 8% trong năm 2025 và vượt mốc hai con số từ 10% trở lên trong giai đoạn 2026 - 2030. Đây là mục tiêu mang tính bước ngoặt, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa Chính phủ, các bộ, ban, ngành, chính quyền địa phương và đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp.

Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Chính sách, Chiến lược T.Ư Trần Lưu Quang và Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng tham dự Diễn đàn. Ảnh: Khắc Kiên

Bên cạnh đó, khi các động lực tăng trưởng truyền thống như khai thác tài nguyên, đầu tư công mở rộng, lao động giá rẻ hay xuất khẩu gia công đang dần suy giảm về hiệu quả và tính bền vững, nền kinh tế Việt Nam đứng trước một yêu cầu tất yếu là phải tìm ra động lực mới mang tính đột phá. Qua đó tạo được “cú hích” đủ mạnh, giúp chuyển đổi mô hình tăng trưởng, đưa đất nước bước sang một chương phát triển mới thịnh vượng, bền vững và tự chủ hơn.

Vì vậy, diễn đàn là không gian để đại diện các cơ quan Chính phủ trình bày kế hoạch hành động, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong thực thi các mục tiêu tăng trưởng cao. Đồng thời, cộng đồng doanh nghiệp và giới chuyên gia hiến kế, đưa ra các đề xuất nhằm giúp Việt Nam hiện thực hóa khát vọng tăng trưởng nhanh nhưng vẫn đảm bảo tính bền vững.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung đã thẳng thắn chỉ ra một sự thật mang tính bước ngoặt. Đó là, tăng trưởng kinh tế có xu hướng giảm dần do phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ bên ngoài và nội tại nền kinh tế như các lợi thế cho tăng trưởng (lao động giá rẻ; tài nguyên thiên nhiên; khả năng hấp thụ vốn…) suy giảm.

Các doanh nghiệp chia sẻ tại Diễn đàn. Ảnh: Khắc Kiên

Trong khi đó, Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực và Nhóm chuyên gia Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV nhấn mạnh tới việc thiếu vắng những cải cách thể chế đủ mạnh và sự kém hiệu quả trong phân bổ nguồn lực có thể khiến Việt Nam bị mắc kẹt, không thể bứt phá lên hàng ngũ các quốc gia phát triển. Hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là hạ tầng giao thông và logistics, dù đã được đầu tư lớn nhưng vẫn chưa đồng bộ, trở thành điểm nghẽn cản trở lưu thông và tăng chi phí cho doanh nghiệp…

Rõ ràng, Việt Nam đang đứng ở một ngã ba đường. Tiếp tục đi theo lối mòn cũ sẽ đồng nghĩa với việc chấp nhận một tốc độ tăng trưởng chậm dần và nguy cơ tụt hậu. Để tạo ra một bước nhảy vọt, một sự “lột xác” về chất, nền kinh tế cần những động lực hoàn toàn mới, được khai nguồn từ những cải cách sâu rộng và táo bạo nhất.

“Cần những giải pháp có tính đột phá, toàn diện và đồng bộ trên cả 3 phương diện: hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại” - Thứ trưởng Đỗ Thành Trung nhấn mạnh.

Chìa khóa thể chế

Từ việc nhận diện các điểm nghẽn, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung đã đề xuất một khung giải pháp tổng thể, trong đó “chìa khóa của mọi chìa khóa” chính là cải cách thể chế.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng chia sẻ tại Diễn đàn. Ảnh: Khắc Kiên

Đây không phải là một khẩu hiệu mới, nhưng lần này đã được đặt ở vị thế trung tâm với một yêu cầu cấp bách và một nội hàm cụ thể hơn bao giờ hết: kiến tạo một môi trường kinh doanh thực sự bình đẳng, minh bạch, có khả năng giải phóng mọi nguồn lực xã hội.

Các giải pháp được đề ra không chỉ mang tính vĩ mô mà còn được “may đo” cho từng vùng kinh tế trọng điểm, tạo thành một chiến lược đa tầng, cộng hưởng lẫn nhau. Thay vì phát triển dàn trải, cách tiếp cận mới tập trung vào việc xây dựng các “cực tăng trưởng” và các “hành lang kinh tế” có sức lan tỏa mạnh mẽ.

Chỉ ra hàng loạt các thách thức và giải pháp để thực hiện, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh đến việc phát triển các mô hình kinh tế mới như khu thương mại tự do, Trung tâm tài chính, gắn với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và kết nối mạng lưới nhân tài trong và ngoài nước. Đồng thời, cần hỗ trợ phát triển và kết nối các khu vực kinh tế: nhà nước, tư nhân và FDI để tạo ra “sức mạnh tổng hợp” cho nền kinh tế quốc dân.

Để sớm hiện thực hóa khát vọng về một Việt Nam thịnh vượng, hùng cường, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư và các địa phương cùng chung tay với Chính phủ và hệ thống chính trị để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước.

Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Chính sách, Chiến lược T.Ư Trần Lưu Quang. Ảnh; Khắc Kiên

Theo Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Chính sách, Chiến lược T.Ư Trần Lưu Quang, những ý kiến tại Diễn đàn là đóng góp quan trọng trong quá trình xây dựng chủ trương, đường lối thực hiện tăng trưởng kinh tế hai con số của Việt Nam... Do đó, trong quá trình soạn thảo đề án với chủ đề: "Các giải pháp chiến lược thúc đẩy tăng trưởng hai con số trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam" để trình Bộ Chính trị và Ban Bí thư, Ban Chính sách, Chiến lược T.Ư sẽ áp dụng một cách tiếp cận ngược nhằm đảm bảo lắng nghe tiếng nói của mọi thành phần của nền kinh tế.

SUNHOUSE là một trong những doanh nghiệp tư nhân có sự phát triển bền vững. Ảnh: Khắc Kiên

Để thực hiện mục tiêu vươn mình của dân tộc và đẩy mạnh phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước cho đến nay đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, có tính chất cách mạng đem lại sự hào hứng và tự tin cho xã hội.

Theo đó, đã có sự thay đổi trong nhiều lĩnh vực, chủ trương đường lối, trong cách làm, tư duy mới, cách tiếp cận mới như việc thu gọn bộ máy, sắp xếp lại đơn vị hành chính, một số nghị quyết có tính chất chiến lược, mở đường cho một giai đoạn phát triển mới của đất nước.

"Điều này cũng tạo ra một áp lực rất lớn, làm sao để những câu chữ chúng ta từng nghe, từng viết, thành của cải, sự phát triển, thành một ngày mai tươi sáng" - ông Trần Lưu Quang nhấn mạnh.

Cấp bách sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân để thúc đẩy kinh tế tư nhân

Cấp bách sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân để thúc đẩy kinh tế tư nhân

Hà Nội khơi thông nguồn lực, đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân

Hà Nội khơi thông nguồn lực, đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân

Khơi thông vốn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân

Khơi thông vốn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Prudential chinh phục loạt giải thưởng nổi bật nửa đầu năm 2025

Prudential chinh phục loạt giải thưởng nổi bật nửa đầu năm 2025

09 Jul, 04:39 PM

Kinhtedothi- Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam (“Prudential”) vừa chinh phục bộ đôi giải thưởng tại Insurance Asia Awards 2025 khi được vinh danh tại hai hạng mục giải thưởng: “Sản phẩm bảo hiểm mới của năm” và “Sáng kiến đào tạo & phát triển của năm”. Đồng thời, trước đó Prudential cũng tiếp tục nằm ở vị trí thứ 2 trong Top 10 Công ty Bảo hiểm Nhân thọ uy tín năm 2025 do Vietnam Report công bố.

EVNSPC tổ chức lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

EVNSPC tổ chức lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

09 Jul, 03:32 PM

Kinhtedothi - Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) vừa tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba và Hội nghị Sơ kết công tác Đảng và sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm, mục tiêu nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ