Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Độc đáo trình diễn cồng chiêng, đàn hát dân ca các dân tộc miền núi

Kinhtedothi - Liên hoan cồng chiêng, đàn hát dân ca và hội thi thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi năm 2022 thu hút gần 300 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên người H’re, Cor, Ca dong.
Tối 25/11, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi khai mạc liên hoan cồng chiêng, đàn hát dân ca và hội thi thể các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi năm 2022.
Chương trình thu hút gần 300 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên người H’re, Cor, Cadong.
Các đơn vị mang đến liên hoan những làn điệu dân ca, dân vũ, diễn xướng dân gian...
Một tiết mục hội tụ nhiều nhạc cụ cùng hòa tấu.
Lễ cúng của người H're được tái hiện trong phần trình diễn của huyện Ba Tơ.
Uống rượu cần - nét văn hóa phổ biến ở miền núi Quảng Ngãi.
Theo đánh giá của ban giám khảo, các tiết mục trong liên hoan cồng chiêng, đàn hát dân ca được dàn dựng công phu, thể hiện được nét đặc sắc riêng trong văn hóa của từng dân tộc.
Tại Quảng Ngãi, đồng bào các dân tộc thiểu số tập trung chủ yếu ở 5 huyện miền núi gồm: Sơn Tây, Sơn Hà, Trà Bồng, Ba Tơ và Minh Long. Trong quá trình hình thành và phát triển, đồng bào các dân tộc thiểu số đã sáng tạo nhiều nét văn hóa, môn thể thao, trò chơi dân gian giàu bản sắc, lưu truyền qua nhiều thế hệ.
“Liên hoan diễn ra trong 2 ngày 25 và 26/11 với mục đích xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, khẳng định giá trị di sản văn hóa cồng chiêng, các loại nhạc cụ, làn điệu dân ca trong đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi Quảng Ngãi" - ông Nguyễn Liên Phương - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi cho hay.
Ngân vang chiêng Ba!

Ngân vang chiêng Ba!

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trái tim Việt muôn phương cùng hướng về nguồn cội

Trái tim Việt muôn phương cùng hướng về nguồn cội

07 Apr, 06:13 AM

Tháng Ba âm lịch, trên dải đất hình chữ S và khắp năm châu bốn bể, triệu triệu người con đất Việt cùng hướng về một điểm hẹn linh thiêng: ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch) – ngày nhắc nhớ ta về cội nguồn, về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” đã thấm sâu vào máu thịt bao thế hệ.

Tri ân công đức tổ tiên, giữ bản sắc văn hóa độc đáo vùng đất Tổ

Tri ân công đức tổ tiên, giữ bản sắc văn hóa độc đáo vùng đất Tổ

07 Apr, 06:08 AM

Giỗ Tổ Hùng Vương, Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025 được tổ chức nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc các bậc tiền nhân có công dựng nước, giữ nước. Các hoạt động được tổ chức gắn kết với du lịch, tạo thành chuỗi hoạt động thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo, quảng bá tiềm năng, thế mạnh, tài nguyên du lịch văn hóa của tỉnh Phú Thọ.

Linh thiêng nguồn cội dân tộc

Linh thiêng nguồn cội dân tộc

07 Apr, 06:07 AM

Kinhtedothi - Giỗ Tổ Hùng Vương, Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025 được tổ chức với nhiều hoạt động đặc sắc, mang hào khí của thời đại Hùng Vương, được kế thừa, tiếp nối trong đời sống đương đại. Phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị có cuộc trò chuyện với Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Phú Thọ Nguyễn Đắc Thủy trước ngày chính lễ.

Đông đảo người dân Đắk Lắk theo dõi cầu truyền hình "Bản trường ca hoà bình" tại Tượng đài Chiến thắng

Đông đảo người dân Đắk Lắk theo dõi cầu truyền hình "Bản trường ca hoà bình" tại Tượng đài Chiến thắng

07 Apr, 01:14 AM

Kinhtedothi- Những nhân chứng lịch sử, những thước phim tư liệu quý giá, những câu chuyện lịch sử, cùng với những tiết mục văn nghệ đặc sắc đã tạo nên một không khí hào hùng, trang nghiêm, tái hiện lịch sử sống động với chương trình “Bản trường ca hòa bình” tại điểm cầu Tượng đài Chiến thắng Buôn Ma Thuột – Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ