Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Độc lạ: loài cá sấu siêu hiếm chỉ có 8 cá thể trên hành tinh

Anh Kiệt
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chú cá sấu trắng mắt xanh dương đẹp tuyệt này có tên khoa học là Alligator mississippiensis.

Công viên động vật hoang dã Gatorland thuộc thành phố Orlando ở bang Florida (Mỹ) thông báo về sự chào đời của một cá sấu con siêu hiếm, với da trắng, mắt xanh dương, trang Livescience đưa tin hôm 13/12.

Chú cá sấu là con cái, đã chào đời hồi tháng 8, nhưng Công viên Gatorland chỉ mới thông báo tin này trên mạng xã hội. Họ mô tả thành viên mới “trắng muốt và có cặp mắt xanh dương tuyệt đẹp.

Một con cá sấu trắng, mắt xanh đặc biệt quý hiếm chào đời tại công viên động vật hoang dã Gatorland, thuộc thành phố Orlando ở bang Florida, Mỹ. [Ảnh do Gatorland cung cấp]  
Một con cá sấu trắng, mắt xanh đặc biệt quý hiếm chào đời tại công viên động vật hoang dã Gatorland, thuộc thành phố Orlando ở bang Florida, Mỹ. [Ảnh do Gatorland cung cấp]  

Chú cá sấu trắng này có tên khoa học là Alligator mississippiensis, là cá thể mắc chứng bạch thể, là kết quả của tình trạng xảy ra biến thể gien hiếm nhất trong số các loài cá sấu ở Mỹ.

Cụ thể là chú cá sấu mắc bệnh di truyền tên là bệnh bạch cầu, là kết quả của đột biến gen dẫn đến giảm sắc tố ở lông, tóc hoặc da. Không giống như bệnh bạch tạng dẫn đến mắt hồng và mất hoàn toàn sắc tố da, động vật mắc bệnh bạch cầu chỉ bị mất một phần sắc tố và thường có mắt xanh và da trắng.

Loài bò sát mới sinh này là một trong 8 loài cá sấu bạch cầu duy nhất trên thế giới. Chúng rất hiếm khi được sinh ra trong tự nhiên và cũng hiếm khi sống sót sau giai đoạn trứng nước do thể lực yếu.

Vì loài cá sấu này thiếu sắc tố da bình thường và do đó dễ bị cháy nắng, chúng không thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài và có nguy cơ ung thư da cao hơn.

Tuy nhiên, chú sấu con mới sinh ở Mỹ có sức khỏe tốt và hiện dài 49 cm và nặng 96 gram, người đại diện công viên Gatorland cho biết. Màu sắc của chú cá sấu bạch cầu này có thể thay đổi theo thời gian vì không giống như động vật bạch tạng, cá sấu bạch cầu vẫn có gen tạo sắc tố.

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2020 đã trình bày chi tiết phát hiện đặc biệt về 6 con cá sấu Mỹ mắc bệnh bạch cầu mới nở ở Nam Carolina vào năm 2014. Những con vật này đều bị thiếu cân và ba con đã chết ngay sau khi được tìm thấy.

Thomas Rainwater, một nhà khoa học nghiên cứu tại Đại học Clemson ở Nam Carolina, cho biết trong một tuyên bố đưa ra vào thời điểm đó: “Chúng sẽ không thể sống sót. Chúng đều gầy gò, thường có khuyết tật bẩm sinh về sức khỏe và dễ bị kẻ săn mồi phát hiện.”