Đổi mới nên bắt đầu từ giáo dục mầm non

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non (GDMN) luôn được nhắc đến với các khẩu hiệu: “GDMN là quan...

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non (GDMN) luôn được nhắc đến với các khẩu hiệu: “GDMN là quan trọng hàng đầu”, “GDMN đặt viên gạch đầu tiên, nền tảng để hình thành nhân cách cho trẻ”…, nhưng trên thực tế, những đổi mới giáo dục không bắt đầu từ GDMN mà lại từ bậc phổ thông.

Nghĩa là sự liên thông trong khoa học giáo dục chưa thực sự được quan tâm đúng mức. TS Hồ Lam Hồng - Đại học Sư phạm Hà Nội khẳng định như vậy khi chia sẻ về việc đổi mới GD&ĐT.

 
Ảnh minh họa (Internet)
Ảnh minh họa (Internet)
Theo TS Hồ Lam Hồng, giáo viên (GV) mầm non là một nghề khó và cần những người giỏi, tâm huyết mới dạy tốt được cho trẻ. Do đó, cần đổi mới cơ chế hợp lý đối với ngành GDMN, cơ chế với những người công tác trong ngành GDMN. Trên thực tế vẫn tồn tại nhiều hạn chế trong công tác GDMN. Điển hình, nguyên nhân các vụ bạo hành trẻ em gần đây được chỉ ra là do trình độ GV mầm non thấp, trong đó chủ yếu là trung cấp, chỉ một số cơ sở chất lượng có GV trình độ cao đẳng, liên thông đại học… Điều này đòi hỏi phải có chính sách đào tạo, thu hút nhân lực có trình độ.

Trước hết, phải tuyển dụng giảng viên sư phạm đúng chuyên ngành, hoặc học thêm những chứng chỉ đúng chuyên ngành để hiểu rõ trẻ lứa tuổi mầm non. Mặt khác, muốn làm giảng viên ở các cơ sở đào tạo GV phải có thời gian công tác thực tế tại trường mầm non ít nhất 5 năm. Ngoài ra, có cơ chế công việc và tiền lương đối với giảng viên sư phạm, bởi hiện nay, giảng viên sư phạm phải đảm nhận dạy quá nhiều giờ, nên không có thời gian học tập nâng cao trình độ, cập nhật thông tin mới.

Đồng thời, có cơ chế đào thải, buộc giảng viên sư phạm cũng phải “ngồi trên ghế nóng”, nếu không đảm bảo chất lượng giảng dạy thì chuyển sang công việc khác; giảng viên sư phạm cũng phải tham gia vào chương trình bồi dưỡng GV mầm non, buộc giảng viên luôn gắn với thực tế của GDMN.

Đặc biệt, cần có cơ chế tự chủ đối với các trường sư phạm, trong đó được tự chủ về chương trình đào tạo. Có vậy, chương trình đào tạo GV mầm non luôn được đổi mới để phù hợp với yêu cầu thực tiễn GDMN; Đổi mới phương thức đào tạo, không chỉ xuôi chiều đi từ lý thuyết đến thực hành, mà cần có những cách thức cho sinh viên học từ thực tiễn. Công tác bồi dưỡng GV cũng cần đổi mới theo hướng xuất phát từ nhu cầu của người học, đáp ứng nhu cầu của GV: Chương trình học thiếu gì? GV cần bổ sung gì?

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần