Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đồng bằng sông Cửu Long: lượng mưa thấp, xâm nhập mặn tiếp tục hoành hành

Kinhtedothi - Trong tháng 4/2024, lượng mưa tại nhiều tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được dự báo thấp hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Hạn hán, xâm nhập mặn tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều diện tích canh tác nông nghiệp.

Hơn 600ha lúa bị thiệt hại

Theo Cục Thuỷ lợi (Bộ NN&PTNT), trong tháng 3/2024, xâm nhập mặn tăng cao nhất từ đầu mùa khô đến nay xuất hiện trong kỳ triều cường trung tuần tháng 3/2024. Ranh mặn 4g/l vùng cửa sông Cửu Long từ 55 - 65km. So với trung bình nhiều năm (TBNN) cao hơn từ 6 - 16km; so với năm 2016 thấp hơn từ 5 - 8km.

Ranh mặn 4gl vùng 2 sông Vàm Cỏ từ 78 - 80km. So với TBNN thấp hơn từ 2 - 4km; so với 2016 thấp hơn từ 33 - 43km, thấp hơn năm 2020 từ 23 - 63km; so với năm 2023 cao hơn từ 14 - 16km.

Hạn hán, xâm nhập mặn tiếp tục ảnh hưởng đến các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Số liệu tổng hợp cho thấy, hiện có khoảng 43.300ha vùng chuyên canh cây ăn trái có nguy cơ bị ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn; tập trung chủ yếu tại Long An 3.100ha, Tiền Giang 21.800ha, Bến Tre 16.000ha, Sóc Trăng 3.400ha.

Ngoài ra, 20.510ha lúa thuộc các tỉnh: Tiền Giang 30ha, Bến Tre 730ha, Trà Vinh 13.000ha, Sóc Trăng 6.030ha, Long An 720ha, cũng đứng trước tác động lớn của hạn hán, xâm nhập mặn. Đây là những diện tích được người dân xuống giống muộn, không theo khuyến cáo. Trong số này, đã có 621ha lúa thuộc tỉnh Sóc Trăng bị thiệt hại.

Xâm nhập mặn tiếp diễn

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nắng nóng tại khu vực Nam Bộ (bao gồm các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long) sẽ tiếp tục được duy trì. Tình trạng khô hạn còn tiếp diễn trong tháng 4/2024. Tại khu vực phổ biến ít mưa, với tổng lượng mưa được nhận định thấp hơn từ 30 - 60mm so với TBNN cùng kỳ. 

 

Theo Cục Thuỷ lợi, trong tháng 3/2024, tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, xâm nhập mặn ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, cao hơn cùng kỳ năm 2023; một số thời điểm cao hơn năm 2016.

Bộ NN&PTNT cho biết, hiện tại, đang vào giai đoạn giữa - cuối mùa khô 2023 - 2024. Vụ lúa Đông Xuân đang triển khai thu hoạch, nhu cầu sử dụng nước đã qua thời kỳ cao điểm. Tuy vậy, xâm nhập mặn trong tháng 4/2024 vẫn còn ở mức cao.

Dự báo xâm nhập mặn ở vùng các cửa sông Cửu Long sẽ ảnh hưởng đến việc lấy nước của các công trình thủy lợi cách biển 50 - 60km trong các kỳ triều cường. Ở sông Vàm Cỏ, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi cách biển từ 80km trở xuống vào các ngày triều cường.

Xâm nhập mặn được nhận định sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến khoảng 43.300ha vùng chuyên canh cây ăn trái và 20.510ha lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, cần phải tăng cường các giải pháp cấp nước tưới cho những khu vực này.

Đại diện Cục Thủy lợi cho biết, hiện đơn vị đang tiếp tục phối hợp với các đơn vị sự nghiệp khoa học thuộc Bộ NN&PTNT tăng cường theo dõi thông tin, cập nhật diễn biến nguồn nước và nhận định tình hình nguồn nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024; từ đó đưa ra dự báo, cảnh báo kịp thời đến người dân và chính quyền các địa phương.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bức tranh nông thôn mới ở miền biên viễn Điện Biên

Bức tranh nông thôn mới ở miền biên viễn Điện Biên

14 Jul, 01:40 PM

Kinhtedothi – Từ vùng đất nông nghiệp truyền thống, nhiều bản làng ở Điện Biên đã “thay da đổi thịt” nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Không chỉ là những con đường bê tông, nhà văn hóa khang trang, mà còn là sự đổi thay trong tư duy phát triển, ứng dụng công nghệ và phát huy nội lực cộng đồng.

Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

07 Jul, 10:41 AM

Kinhtedothi-Từ đầu tháng 7, Quảng Ngãi đồng loạt ra quân thực hiện cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025. Dữ liệu thu thập lần này sẽ là cơ sở quan trọng cho hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn phù hợp với giai đoạn mới, đặc biệt sau khi địa phương mở rộng địa giới hành chính.

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

01 Jul, 11:06 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần tiếp tục thực hiện các chương trình, phong trào thi đua, kiên trì, kiên định để thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh" và "giảm nghèo toàn diện, bao trùm và bền vững".

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

01 Jul, 03:18 PM

Kinhtedothi – Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Hà Nội lựa chọn phát triển nông nghiệp đa giá trị, song vẫn mang những đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ