Động đất tại Trung Á: Số nạn nhân có thể lên tới 20.000

Nguyễn Phương
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo cơ quan quản lý thảm hoạ Thổ Nhĩ Kỳ, đã có gần 8.000 người được cứu sống sau trận động đất chết chóc nhất trong vòng 100 năm qua tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. 

Số người chết do trận động đất hôm 6/2 tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syris hiện đã tăng lên gần 5.000  người. Ảnh: CNN
Số người chết do trận động đất hôm 6/2 tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syris hiện đã tăng lên gần 5.000  người. Ảnh: CNN

Con số thiệt hại về người và tài sản đã tăng lên nhanh chóng, trong bối cảnh lực lượng cứu hộ đang nỗ lực hết sức để xác định vị trí của những người sống sót bị mắc kẹt dưới đống đổ nát.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã bày tỏ quan ngại rằng số người thiệt mạng trong thảm họa động đất xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria sẽ còn tiếp tục tăng cao.

Phát biểu với báo giới ngày 6/2, bà Catherine Smallwood - quan chức cấp cao về các tình huống khẩn cấp của Văn phòng WHO tại khu vực châu Âu - cho biết: “Có khả năng sẽ còn xảy ra những vụ sập nhà tiếp theo (do ảnh hưởng của trận động đất), do đó, chúng tôi ước tính con số thiệt hại có thể tăng gấp 8 lần so với con số ban đầu. Thật không may, chúng tôi luôn thấy con số ước tính đó đúng với các trận động đất. Các báo cáo ban đầu về số người thiệt mạng hoặc bị thương sẽ tăng đáng kể trong tuần tiếp theo."

Trước đó, WHO dự đoán sơ bộ số người thiệt mạng trong cơn địa chấn kinh hoàng này tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria là hơn 2.600 người.

Con số thiệt hại về người và tài sản tăng lên nhanh chóng, trong bối cảnh lực lượng cứu hộ đang nỗ lực hết sức để xác định vị trí của những người sống sót bị mắc kẹt dưới đống đổ nát của hàng nghìn tòa nhà bị sập.

Theo số liệu cập nhật tính tới 3 giờ chiều ngày 7/2 (giờ Việt Nam) do hãng tin CNN công bố, số người thiệt mạng do động đất tại miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ và miền Bắc Syria đã lên tới gần 5.000 người, trong khi hơn 20.400 người bị thương và 11.000 ngôi nhà bị phá hủy.

Giá lạnh và những cơn bão tuyết khắc nghiệt của mùa Đông đã khiến công tác cứu hộ trở nên khó khăn gấp bội. Ngay cả những người may mắn sống sót sau thảm họa cũng đối diện với nguy hiểm do không còn nơi trú ẩn

Liên minh châu Âu (EU) đã huy động các đội tìm kiếm và cứu nạn để giúp đỡ Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như tiến hành kích hoạt hệ thống vệ tinh Copernicus cung cấp dịch vụ lập bản đồ cứu trợ khẩn cấp cho các khu vực thảm hoạ. Hiện, ít nhất 13 quốc gia thành viên đã đề nghị hỗ trợ. EU cho biết họ cũng sẵn sàng giúp đỡ Syria thông qua các chương trình hỗ trợ nhân đạo.

Mỹ đang tích cực hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ bằng việc gửi các đội tìm kiếm và cứu nạn. Các đối tác nhân đạo do Mỹ hỗ trợ cũng đang tham gia vào nhiệm vụ này ở Syria.

Trong khi đó, các đội cứu hộ của Nga đã gửi 10 đơn vị gồm 300 người đến Syria để giúp dọn dẹp các mảnh vỡ và tìm kiếm những người sống sót. Quân đội Nga đã phân bổ hỗ trợ nhân đạo ở các địa điểm cụ thể. Đề nghị giúp đỡ của Nga đã được Thổ Nhĩ Kỳ chấp nhận.

Hôm 6/2, quân đội Israel cũng đã gửi một đội tìm kiếm và cứu hộ gồm 150 kỹ sư, nhân viên y tế và các nhân viên cứu trợ khác tới Thổ Nhĩ Kỳ. Hai nước từng là đồng minh thân cận trong khu vực và đang trong quá trình hàn gắn quan hệ sau nhiều năm căng thẳng.

Công tác cứu hộ đang được tiến hành khẩn trương tại tỉnh Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 7/2. Ảnh: Getty 
Công tác cứu hộ đang được tiến hành khẩn trương tại tỉnh Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 7/2. Ảnh: Getty 

Trận động đất lớn 7,8 độ richter. xảy ra xảy ra lúc 4 giờ 17 sáng 6/2 (giờ địa phương), cách 23 km về phía đông Nurdagi ở tỉnh Gaziantep của Thổ Nhĩ Kỳ, ở độ sâu 24,1 km và là một trong những trận mạnh nhất tấn công khu vực này trong hơn 100 năm qua, theo Cơ quan địa chất Mỹ.

Tại tỉnh Aleppo, Syria, nhiều tòa nhà đổ sập. Tại Damascus, cũng như các thành phố Beirut và Tripoli ở Lebanon, nhiều người bỏ chạy ra đường và lái xe khỏi các tòa nhà trong trận động đất.

Theo AFP, rung lắc từ trận động đất lan tận Lebanon, Syria và đảo Síp (Cyprus).