Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Động lực tăng trưởng mới từ kinh tế số

Kinhtedothi - Quy mô nền kinh tế số Việt Nam cán mốc 36 tỷ USD trong năm 2024. Trong bối cảnh biến động, kinh tế số là một động lực then chốt cho tăng trưởng kinh tế bền vững.

Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất khu vực

Theo báo cáo e-Conomy SEA 2024 của Google, Temasek và Bain & Company, trong năm 2024 nền kinh tế số Việt Nam tiếp tục đạt tăng trưởng mạnh mẽ với những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực thương mại điện tử, tài chính số, và thanh toán không dùng tiền mặt. Tổng giá trị giao dịch (GMV) của nền kinh tế số Việt Nam ước đạt 36 tỷ USD. Tỷ trọng kinh tế số năm 2024 tăng trưởng vượt 20%/năm, cao gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP, nhanh nhất Đông Nam Á.

Năm 2024 đã ghi nhận nhiều bước tiến quan trọng trong quá trình chuyển đổi số quốc gia. Hệ thống chính phủ điện tử của Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt với việc tăng 15 bậc trên bảng xếp hạng quốc tế, đưa Việt Nam vào nhóm các quốc gia có chỉ số “rất cao”. Hơn 4.475 thủ tục hành chính đã được số hóa, hệ thống dữ liệu dân cư được liên thông với 18 bộ, ngành và 63 địa phương, tạo nền tảng vững chắc cho việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng số cũng được đầu tư mở rộng mạnh mẽ. Việc đấu giá thành công các băng tần 5G và triển khai tuyến cáp ngầm có dung lượng 20Tbps đã giúp cải thiện đáng kể tốc độ Internet, đảm bảo 82,4% hộ gia đình có truy cập cáp quang, vượt chỉ tiêu đề ra cho năm 2025.

Kinh tế số đang thẩm thấu dần vào mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, làm thay đổi một cách cơ bản đời sống kinh tế - xã hội. Trong nhiều ngành kinh tế của Việt Nam hiện nay, việc áp dụng công nghệ số đã tạo ra bước thay đổi đột phá về năng suất lao động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Doanh nghiệp trao đổi tại Diễn đàn kinh tế số diễn ra ở Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Tại Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời, số hóa giúp Lộc Trời trở thành DN đầu tiên tạo được chứng chỉ carbon cho cây lúa tại Việt Nam, có năng lực sản xuất trên diện tích hơn một triệu ha, đáp ứng bất cứ đơn hàng nào đi khắp thế giới. Tham gia vào hệ sinh thái nông nghiệp chất lượng cao của Lộc Trời, nông dân không chỉ có doanh thu từ hạt lúa mà còn có lợi nhuận cao hơn từ khâu chế biến sản phẩm thứ cấp sau gạo như cám, vỏ trấu,… theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Cuối năm 2020, Tập đoàn Hòa Phát ký kết hợp tác chiến lược với Tập đoàn Công nghệ CMC xây dựng lộ trình chuyển đổi số toàn diện, gồm 3 giai đoạn: xây dựng nền tảng công nghệ và quản trị; khai thác số hóa hiệu quả cho vận hành; quản trị toàn diện bằng dữ liệu.

Việc chuyển đổi số trong vận hành cho phép tạo ra các kênh tương tác mới giữa đại lý và Tập đoàn Hòa Phát để tự động hóa quá trình đặt hàng, theo dõi giao nhận hàng hóa tăng trải nghiệm khách hàng…

Kinh tế số có thể đóng góp tới 3% vào GDP

Năm 2025 dự kiến kinh tế số của Việt Nam sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng hơn 20%. Hạ tầng số, công nghệ số, công nghiệp số phải đi trước, đi nhanh hơn, xếp hạng quốc tế năm 2030 phải thuộc nhóm Top 50 toàn cầu. Các nghiên cứu mới chỉ ra rằng, chuyển đổi số, kinh tế số có thể đóng góp tới 3% vào GDP của các nước đang phát triển.

Các dấu hiệu về quy mô của nền kinh tế số đang thể hiện đà tăng liên tiếp và dần trở thành trụ cột, động lực chính của sự phát triển kinh tế. Về cơ cấu nội ngành của kinh tế số, thương mại điện tử là nhóm ngành có quy mô lớn nhất khi đạt Thương mại điện tử bán lẻ đạt doanh thu 25 tỷ USD, tăng khoảng 20%. Việt Nam vào Top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử thế giới. Thị trường Công nghệ tài chính (Fintech) Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ hai trong khu vực châu Á, sau Singapore. Về đầu tư cho các lĩnh vực mới nổi, vốn đầu tư của Việt Nam tăng vào các lĩnh vực như dịch vụ tài chính số, thương mại điện tử, truyền thông số và các lĩnh vực mới nổi như DN B2B, công nghệ y tế, công nghệ giáo dục, công nghệ cao/(AI)...

Theo Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ, kinh tế số đặt mục tiêu đạt 30% GDP, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%. Như vậy, kinh tế số được đặt là trọng tâm của phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

“Kinh tế số tại các ngành/lĩnh vực sẽ tiếp tục tăng trưởng và sẽ có những mô hình kinh tế mới khi ứng dụng kinh tế số trong cuộc sống ngày càng gia tăng. Đây sẽ là động lực để Việt Nam thực hiện mục tiêu về tăng trưởng cao và phát triển bền vững trong thời gian tới" - TS Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban, Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư nhận định.

Xây dựng hành lang pháp lý thuận lợi phát triển kinh tế số

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 22/12/2024 khẳng định tầm quan trọng của phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; là thời cơ tốt nhất để nước ta vươn lên phát triển hùng cường trong Kỷ nguyên mới.

Chưa đầy 2 tháng sau, Quốc hội thông qua Nghị quyết số 193/2025/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tầm nhìn và sự chuyển động mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị đang thúc đẩy mọi chủ thể chuyển động theo xu thế chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức…, hướng đến mục tiêu chung cho đất nước đi lên.

Quán triệt tinh thần đó, các tỉnh, TP đã khẩn trương, nghiêm túc đưa Nghị quyết 57 vào cuộc sống bằng những hành động cụ thể, như: tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của KH&CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích và thúc đẩy phát triển KH&CN, đổi mới sáng tạo; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ chuyển đổi số và kinh tế tri thức; đẩy mạnh xây dựng hạ tầng số và ứng dụng công nghệ; thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện trên các lĩnh vực; khuyến khích và hỗ trợ DN đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế, huy động mọi nguồn lực cho phát triển...

Cả nước hiện có hơn 50.000 DN công nghệ số đang hoạt động, cao hơn mục tiêu 48.000 DN của Chính phủ. Bộ Tài chính đã và đang rất quyết liệt hỗ trợ các DN chuyển đổi số, cũng như chủ động huy động các nguồn lực, các DN công nghệ lớn để thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN nhỏ và vừa.

Một số địa phương ban hành và tích cực triển khai hoạt động hỗ trợ DN chuyển đổi như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Thuận, Bình Dương, Hà Nam…

Chính phủ Việt Nam đã công bố một lộ trình phát triển kỹ thuật số tham vọng, với trọng tâm là AI và công nghệ bán dẫn. Điều này sẽ hỗ trợ nâng cao hiệu quả kinh tế và cải thiện các dịch vụ công, đáp ứng nhu cầu của DN và người dân trong thời đại số hóa. Các sáng kiến thúc đẩy tương tác người dùng và cải thiện trải nghiệm số hóa đang góp phần quan trọng trong xu hướng tăng trưởng của kinh tế số ở Việt Nam.

Trích dẫn
Trích dẫn 1

Muốn thúc đẩy phát triển kinh tế số thì cả 3 cấu phần kinh tế số nền tảng, kinh tế số ICT và kinh tế số ngành/lĩnh vực phải cùng phát triển. Các giải pháp số sẽ được áp dụng để quản lý tốt hơn các vấn đề môi trường, hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, chuyển đổi số còn giúp các DN cải thiện năng suất, dễ dàng hơn trong tìm kiếm thị trường mới và qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.

Ông Hoàng Viết Tiến, Phó Tổng Thư ký,

Hội Truyền thông số Việt Nam

Thúc đẩy đào tạo nhân lực cho nền kinh tế số

Thúc đẩy đào tạo nhân lực cho nền kinh tế số

Hà Nội: Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột

Hà Nội: Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách giải phóng dung lượng iPhone đơn giản

Cách giải phóng dung lượng iPhone đơn giản

11 May, 08:42 AM

Kinhtedothi - Đối với các thiết bị smartphone việc thiếu dung lượng bộ nhớ trong luôn là vấn đề khiến người dùng lo lắng. Vậy, bạn có biết cách giải phóng dung lượng iPhone đơn giản?

Lừa đảo online gắn mác "trại hè"

Lừa đảo online gắn mác "trại hè"

10 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Mùa Hè đến, nhiều khóa học gắn mác "trại hè" đang mời chào phụ huynh trên mạng xã hội với các chương trình hấp dẫn. Tuy nhiên, cơ quan chức năng lưu ý người dân cần xem xét, tìm hiểu kỹ trước khi tham gia hay chuyển tiền nhằm tránh mắc bẫy lừa đảo.

Cảnh giác với chiêu trò cuộc gọi “nháy máy”

Cảnh giác với chiêu trò cuộc gọi “nháy máy”

10 May, 06:05 PM

Kinhtedothi - Chiêu trò lừa đảo qua điện thoại không còn mới nhưng thời gian gần đây bùng phát trở lại. Các đối tượng sử dụng số điện thoại đầu số 024xxx, 028xxx, 00222xxx, 00288xxx… gọi cho người dân nhằm thu thập dữ liệu, từ đó phân loại người dùng và xây dựng các kịch bản lừa đảo một cách tinh vi.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ