Theo quy định trên, chuẩn hộ nghèo ở khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt từ 2 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên bao gồm: tiếp cận về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin (được quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27-1-2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025).
Đối với hộ nghèo ở khu vực thành thị là hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2,5 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt từ 2 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Đối với chuẩn hộ cận nghèo ở khu vực nông thôn, được xem là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt từ 2 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
Hộ cận nghèo ở khu vực thành thị là hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2,5 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt từ 2 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
Chuẩn hộ có mức sống trung bình ở khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2-3 triệu đồng; với khu vực thành thị là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2,5-3,75 triệu đồng.
Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình theo chuẩn của tỉnh được hưởng các chế độ, chính sách từ hộ nghèo, chính sách như hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình theo chuẩn nghèo quốc gia.
Theo quy định của UBND tỉnh Đồng Nai, đối tượng áp dụng quyết định này là hộ gia đình, các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân liên quan tham gia công tác giảm nghèo và an sinh xã hội.