Kinhtedothi - Những ngày gần đây, hàng trăm giáo viên các trường công lập tại tỉnh Đồng Nai không khỏi lo lắng khi buộc phải giao nộp lại các chứng chỉ ngoại ngữ và tin học đã được Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ Đồng Nai cấp trước đó để phục vụ công tác điều tra.
Tại trường THPT QN (TP Biên Hòa), ngày 17/1/2022, Hiệu trưởng nhà trường vừa ra văn bản thông báo gửi đến các giáo viên và nhân viên trong trường nộp lại các chứng chỉ tin học và ngoại ngữ (do trung tâm Tin học - Ngoại ngữ Đồng Nai) đã cấp để phục vụ cho công tác của cơ quan điều tra.
Một chứng ngoại ngữ Anh văn trình độ B được giáo viên mang giao nộp cho nhà trường để phục vụ công tác điều tra.
Thông báo ghi rõ: "Thực hiện công văn số 71/SGDĐT-NV2 ngày 07/1/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc giao nộp lại chứng chỉ đã được Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ Đồng Nai cấp để phục vụ cho công tác của cơ quan điều tra; Sở GD&ĐT đề nghị lãnh đạo đơn vị rà soát, thu chứng chỉ do Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ Đồng Nai (bà Phạm Thị Hồng Vân ký) cấp cho thầy cô trong đơn vị mình và nộp về Sở GD&ĐT Đồng Nai”…
Công văn của Phòng GD&ĐT TP Biên Hòa chỉ đạo các trường công lập triển khai cho các thầy cô giáo thực hiện giao nộp lại chứng chỉ ngoại ngữ và tin học để phục vụ điều tra.
Từ việc nhà trường ra thông báo giao nộp lại các chứng chỉ đã cấp như trên, không ít giáo viên trong trường TNPH NQ nói riêng mà tất cả thầy cô các trường công lập nói chung trong toàn TP Biên Hòa hết sức xôn xao.
Trong khi đó, theo ghi nhận của phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, đến ngày 18/1/2022 trường THCS DT (TP Biên Hòa) đã có được 4 giáo viên mang chứng chỉ ngoại ngữ và tin học đến giao nộp cho nhà trường.
Từ thông báo của trường THPT QN tại TP Biên Hòa, không ít giáo viên lo lắng và xôn xao khi phải giao nộp lại chứng chỉ ngoại ngữ và tin học đã được Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ Đồng Nai cấp trước đó.
Một cán bộ trường THCS DT cho biết: "Sau khi nhà trường nhận được thông báo từ Phòng GD&ĐT TP Biên Hòa, nhà trường đã tiến hành họp nội bộ và trao đổi với các cán bộ trưởng bộ môn về sự việc cũng như yêu cầu giáo viên giao lại các chứng chỉ liên quan. Vì vấn đề tế nhị liên quan đến uy tín danh dự của giáo viên, nên chúng tôi cũng chỉ trao đổi nhẹ nhàng, kín đáo với các cán bộ phụ trách bộ môn, sau đó họ trao đổi lại với các thầy cô trong trường. Nhà trường không có chức năng nhiệm vụ xem xét các chứng chỉ này như thế nào mà chỉ biết thu nhận lại để nộp về cho Phòng GD&ĐT trong nay mai”.
Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 714/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển Trường Đại học Y Hà Nội thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm Quốc gia thuộc nhóm hàng đầu châu Á".
Kinhtedothi – Với quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, các kỳ thi, tuyển sinh năm 2025 tại Hà Nội tiếp tục có số lượng học sinh rất lớn; đòi hỏi ngành GD&ĐT Thủ đô cùng cả hệ thống chính trị TP phải chung sức, đồng lòng để tổ chức các kỳ thi, tuyển sinh theo đúng quy định.
Kinhtedothi – Kết quả khảo sát lớp 11, 12 của học sinh toàn TP Hà Nội năm học 2024 – 2025 thấp hơn năm học trước. Với lớp 12, số bài đạt điểm tuyệt đối ít; tỷ lệ bài thi đạt điểm dưới trung bình chiếm gần 32%.
Kinhtedothi – Hà Nội dự kiến tuyển từ 64% học sinh tốt nghiệp THCS trở lên vào lớp 10 THPT công lập - tỷ lệ cao nhất trong nhiều năm qua. Đây là thông tin được Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương đưa ra tại Hội nghị hướng dẫn công tác tổ chức thi, tuyển sinh năm học 2025 – 2026 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức chiều 8/4.
Kinhtedothi – Đề án sân khấu học đường là hình thức học tập mở, góp phần nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ, định hướng và hoàn thiện nhân cách cho học sinh; tiến tới học sinh không chỉ xem, nghe mà còn trực tiếp tham gia dàn dựng, biểu diễn tác phẩm văn học được sân khấu hoá.