Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Dòng người đổ về khai hội đền Sóc

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Như thường lệ, đúng ngày mùng 6 Tết, đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) lại khai hội. Năm nay hội đền lớn hơn mọi năm bởi hội đang lập hồ sơ trình UNESSCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

KTĐT - Như thường lệ, đúng ngày mùng 6 Tết, đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) lại khai hội. Năm nay hội đền lớn hơn mọi năm bởi hội đang lập hồ sơ trình UNESSCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

Để đảm bảo cho lễ hội năm nay diễn ra lành mạnh, lực lượng chức năng đã ra quân mạnh mẽ và triệt để, hạn chế hết mức các tụ điểm cờ bạc, các trò chơi mang tính trúng thưởng ăn tiền…

 

Đền Sóc là một trong số những nơi thờ Thánh Gióng, cùng với đền Phù Đổng thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Tương truyền, chân núi Sóc là nơi Thánh Gióng, sau khi đánh thắng giặc ngoại xâm, trừ giặc cứu nước đã cùng ngựa thần bay về trời.

 

Hằng năm, cứ đúng vào ngày này, nhân dân quanh vùng làm lễ vật như voi, ngà, ngựa, giò… rước lên đền. Sau này, nơi đây được nhiều người biết đến hơn khi là nơi xây dựng Học viện Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam và là nơi đặt pho tượng bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á.
 
Một số hình ảnh trong ngày khai hội năm nay:
 
Dòng người đổ về khai hội đền Sóc - Ảnh 1
Mới ngày khai hội, dòng người đã dài dằng dặc.

Dòng người đổ về khai hội đền Sóc - Ảnh 2
Lễ rước đồ cúng xuống đền Trình

Dòng người đổ về khai hội đền Sóc - Ảnh 3
Mọi người quan niệm những đồ cúng rất thiêng nên luôn cố tranh lấy về bằng được

Dòng người đổ về khai hội đền Sóc - Ảnh 4
Rước tướng - một trong những nghi lễ rất được quan tâm. Ngồi trên kiệu là một bé gái tượng trưng cho tướng, sợ mọi người có những hành động gây hại đến em bé do những tín ngưỡng thờ thần nên rất nhiều thanh niên cầm gậy theo bảo vệ. Sau khi vào làm lễ ở đền Thượng, kiệu sẽ đưa tướng về đền Ngựa làm lễ “trảm tướng”, mọi người ùa theo xem rất nhiều.