Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đồng Tháp: Chuyển đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp

Hữu Tuấn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tỉnh Đồng Tháp yêu cầu chú trọng cụ thể hơn trong: "Chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, chuyển từ tăng trưởng đơn giá trị sang tăng trưởng tích hợp đa giá trị"

Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ông Nguyễn Phước Thiện yêu cầu Sở: NN&PTNT; Công thương; Thông tin & Truyền thông; Kế  hoạch & Đầu tư; Nội vụ; Khoa học & Công nghệ; Cục Quản lý thị trường; UBND huyện, thành phố tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:

Nuôi trồng và chế biến cá tra một trong những sản phẩm chủ lực về nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp. Ảnh Hữu Tuấn
Nuôi trồng và chế biến cá tra một trong những sản phẩm chủ lực về nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp. Ảnh Hữu Tuấn

Triển khai thực hiện hiệu quả chương trình hành động của Bộ NN&PTNT, các chỉ tiêu thuộc lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của UBND tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh khoá XI thuộc lĩnh vực nông nghiệp.

Đặc biệt, chú trọng cụ thể hơn trong "chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, chuyển từ tăng trưởng đơn giá trị sang tăng trưởng tích hợp đa giá trị".

Hoa kiêng cũng được tỉnh Đồng Tháp chú trọng tái cơ cấu ngành hàng chủ lực. Ảnh Hữu Tuấn
Hoa kiêng cũng được tỉnh Đồng Tháp chú trọng tái cơ cấu ngành hàng chủ lực. Ảnh Hữu Tuấn

Tái cơ cấu các ngành hàng chủ lực như: lúa gạo, xoài, sen, hoa kiểng, cá tra và các ngành hàng lợi thế của từng địa phương. Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh nông lâm thuỷ sản. Thực hiện các giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi sang các loại cho giá trị cao; mở rộng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị.

Đồng thời, thực hiện các chiến lược phát triển ngành hàng theo hướng tích hợp đa giá trị, tăng hàm lượng khoa học công nghệ. Phát triển nông sản an toàn, nông sản hữu cơ gắn chứng nhận mã số vùng trồng, vùng nuôi với truy xuất nguồn gốc. Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành Công nghiệp gia tăng năng lực sản xuất của ngành chế biến như: chế biến gạo, thuỷ sản đông lạnh, thức ăn chăn nuôi và các sản phẩm chế biến từ trái cây, rau, cũ quả.

Bên cạnh đó, còn chú trọng việc chuẩn hóa quy trình quản lý, sản xuất. Hỗ trợ, phát triển tư duy kiến tạo, khởi tạo trong nông nghiệp. Thực hiện chủ trương tri thức hoá nông dân, hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp. Phát triển Chiến lược khoa học công nghệ trong sản xuất.

Khẩn trương đưa chuyển đổi số vào quy trình quản lý, tổ chức sản xuất một cách thực chất, hiệu quả, tiết kiệm, gắn với kêu gọi sự hỗ trợ, tư vấn của các doanh nghiệp, hiệp hội công nghệ thông tin chuyên nghiệp. Chú trọng xây dựng, tạo điều kiện hỗ trợ và phát triển hệ sinh thái nông nghiệp....