Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đồng Tháp: huyện Lấp Vò và Lai Vung được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định 855, 856/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Lấp Vò và Lai Vung thuộc tỉnh Đồng Tháp đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.

Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Đồng Tháp có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo UBND 2 huyện Lấp Vò, Lai Vung tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về sản xuất và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.

* Theo UBND huyện Lấp Vò, toàn huyện có 12/12 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đến nay, huyện Lấp Vò có 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Huyện đạt 9/9 tiêu chí (36/36 chỉ tiêu) của Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới.

Thời gian qua, huyện mở 23 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó đào tạo theo địa chỉ là 15 lớp, với 525 học viên và đào tạo nghề cho lao động nông thôn 8 lớp, với 151 học viên. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 76%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 57%; có 209/175 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đạt 119,42% so với chỉ tiêu đã giao.

Trong năm 2023, huyện Lấp Vò thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP. Tính đến nay, huyện có 41 sản phẩm OCOP, gồm: 4 sản phẩm 4 sao và 37 sản phẩm đạt 3 sao. Tỷ lệ dân cư tham gia bảo hiểm y tế năm 2023 đạt 95,27%/95% chỉ tiêu, theo niên giám thống kê đạt 87/86%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 63,763 triệu đồng/người/năm.

Cùng với huyện Lấp Vò, thời gian qua, huyện Lai Vung cũng đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ nhằm thay đổi diện mạo nông thôn, nâng mức hưởng thụ về vật chất và tinh thần của người dân. Toàn huyện Lai Vung hiện có 11/11 xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 4 xã: Tân Dương, Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Phước đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; các xã còn lại đạt từ 8 - 16 tiêu chí nông thôn mới nâng cao.

Các ngành, cấp của huyện tập trung khai thác tốt thế mạnh về nông nghiệp của địa phương. Trong đó, huyện tập trung triển khai Đề án Chuyển đổi số ngành Nông nghiệp, nhân rộng diện tích ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc và mã số vùng trồng. Nhờ vậy, cơ cấu cây trồng dần chuyển sang các loại cho giá trị cao; các mô hình khuyến nông đang phát huy hiệu quả. Huyện tập trung chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách hỗ trợ cho người dân tiếp cận được kiến thức, kỹ thuật sản xuất, thông tin thị trường... nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh đó, huyện cũng quan tâm nâng cao tay nghề của người dân, gắn kết các hoạt động sản xuất, phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác. Huyện tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn theo quy trình VietGAP. Hiện trên địa bàn huyện có 134 vùng trồng được cấp mã số với diện tích hơn 6.166 ha. Đến nay, toàn huyện có 36 sản phẩm OCOP (trong đó có 35 sản phẩm đạt 3 sao, 1 sản phẩm đạt 4 sao)...

Đồng Tháp triển khai kế hoạch phát triển công dân số

Đồng Tháp triển khai kế hoạch phát triển công dân số

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ