KTĐT - Tỷ giá đồng EUR so với đồng USD là 1,4135. Áp lực mà đồng EUR phải chịu sẽ vô cùng lớn, vì châu Âu hiện đang rơi vào cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp.
Sau khi trải qua lần biến động mạnh vào hôm thứ Năm (22/1), chiều hướng của thị trường ngoại tệ hôm thứ Sáu tuần trước lại khá bình lặng, hiện đa số thị trường đang xôn xao về bản dự thảo với hy vọng hạn chế các hoạt động giao dịch của các cơ quan tài chính. Tuần trước, Tổng thống Mỹ Obama đã đề ra dự luật này, nội dung là hạn chế các hoạt động giao dịch của các cơ quan tài chính. Một số nhà phân tích cho rằng, dự thảo này sẽ làm suy giảm sức cạnh tranh của khối ngân hàng Mỹ, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ. Mặt khác sẽ khiến tính thanh khoản đi ra khỏi Mỹ nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao hơn, vì thế sẽ khiến đồng USD suy yếu trong thời gian dài.
Tuy nhiên, một số ý kiến trái chiều lại cho rằng, dự thảo này có thể cho thấy, chính phủ Mỹ hy vọng thị trường khống chế được rủi ro, từ đó nâng cao tâm lý né tránh rủi ro, nhờ đó vốn sẽ chảy vào đồng USD, đồng USD sẽ tăng lên. Trong bối cảnh bất đồng về ý kiến, rủi ro sẽ tạm thời ảnh hưởng tới thị trường, các nhà đầu tư sẽ tung ra các chiến lược không giống nhau để đối phó với tình hình thực tế.
Tỷ giá đồng EUR so với đồng USD là 1,4135. Áp lực mà đồng EUR phải chịu sẽ vô cùng lớn, vì châu Âu hiện đang rơi vào cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp, hơn nữa, các số liệu kinh tế chứng minh, con đường phục hồi kinh tế của châu Âu vẫn chậm. Nhưng về mặt kỹ thuật, nếu tỷ giá đồng EUR/USD chưa quay lại mức 1,42, thì tỷ giá vẫn chưa chạm đáy, có thể phải tuột xuống dưới mức 1,40 mới có thể thấy được sự đảo ngược.
Chủ tịch Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Masaaki Shirakawa lại một lần nữa cho biết, BoJ sẽ tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ, thậm chí bơm vốn nước ngoài. Trong tình cảnh này, cho dù trong thời gian ngắn, đồng yên vẫn tăng mạnh, về lâu dài đơn vị tiền tệ này phải suy yếu mới có thể hỗ trợ nền kinh tế Nhật Bản. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá đồng USD/Yên từng bước giữ ở mức 89,25.
Về mặt cơ bản, số liệu châu Úc vẫn khá tốt, cơ hội nâng lãi suất vào tháng 2 tới cũng tương đối lớn. Khi tâm lý né tránh rủi ro giảm xuống, chiều hướng đồng đô la Úc tăng có thể sẽ tái hiện. Về mặt kỹ thuật, chỉ cần tỷ giá đồng đô la Úc so với đồng USD có thể tiếp tục giữ ở mức 0,90, thì lần điều chỉnh này có thể kết thúc
Chủ nhân của giải Nobel Kinh tế Joseph E. Stiglitz mới đây cho biết, đồng USD – đơn vị tiền tệ dự trữ toàn cầu bị suy yếu có thể sẽ có lợi cho nền kinh tế Mỹ, điều này sẽ nâng cao sức cạnh tranh của Mỹ và gia tăng cơ hội việc làm.
Khi tham dự Diễn đàn kinh tế của Ủy ban quan hệ ngoại giao, ông Stiglitz chỉ ra rằng, các nước khác đều tỏ ý lo ngại về sự phụ thuộc quá mức vào đồng USD của nền kinh tế toàn cầu. Theo ông Stiglitz, vị trí dự trữ của đồng USD có thể sẽ bị thay thế bằng phương thức khác, nếu có phương pháp chính xác sẽ khiến nhu cầu toàn cầu tăng thêm, từ đó sẽ giúp Mỹ được lợi.