Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đợt 2 chống hạn vụ Xuân, chỉ còn Hà Nội chưa lấy đủ nước

Kinhtedothi - Cuối giờ chiều 8/2 - ngày cuối của đợt chống hạn thứ hai phục vụ sản xuất vụ Xuân 2023, 10/11 tỉnh, TP khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đã cơ bản lấy đủ nước. Hiện, Hà Nội là địa phương có diện tích lấy nước thấp nhất, đạt khoảng 80% kế hoạch.

Thông tin từ Bộ NN&PTNT cuối giờ chiều nay (8/2) cho biết, tổng diện tích có nước của 11 tỉnh, TP khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đạt 473.782ha/498.359ha (bằng khoảng 95% tổng diện tích canh tác vụ Xuân 2023). Con số này tăng 2,4% so với trước đó 1 ngày.

Đến nay, 10 tỉnh, TP trong khu vực đã cơ bản lấy đủ nước gồm: Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Phú Thọ, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương. Hà Nội hiện là địa phương duy nhất chưa lấy đủ nước cho vụ Xuân 2023, khi tỷ lệ lấy nước mới đạt khoảng 80% so với kế hoạch sản xuất.

Lấy nước sản xuất vụ Xuân 2023 tại trạm bơm dã chiến Phù Sa (thị xã Sơn Tây). Ảnh: Lâm Nguyễn.

Một trong những nguyên nhân khiến tiến độ lấy nước của Hà Nội chậm hơn so với các tỉnh, TP khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ là do mực nước sông Hồng, sông Đà xuống quá thấp. Sau khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam vận hành linh hoạt các hồ chứa thuỷ điện, mực nước trung bình tại hạ du đã giảm. Cụ thể tại trạm thuỷ văn Hà Nội, mực nước trung bình ngày 8/2 chỉ đạt 1,37m, cao nhất lúc 12 giờ đạt 1,63m.

Mực nước sông hạ thấp khiến nhiều công trình thuỷ lợi trọng điểm, đóng vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ chống hạn của Hà Nội không thể vận hành. Trong số này có trạm bơm Phù Sa (thị xã Sơn Tây), trạm bơm Ấp Bắc (huyện Đông Anh), trạm bơm Trung Hà (huyện Ba Vì), cống Liên Mạc (quận Bắc Từ Liêm)…

Để bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất vụ Xuân 2023, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ lợi (Bộ NN&PTNT) Lương Văn Anh đề nghị Hà Nội và các tỉnh, TP tiếp tục chỉ đạo các  đơn vị quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi tập trung vận hành tối đa hệ thống trạm bơm trong điều kiện mực nước cho phép. Đồng thời, tích trữ vào hệ thống kênh, mương, ao, hồ phục vụ tưới dưỡng.

Trong bối cảnh công tác chống hạn vụ Xuân 2023 còn nhiều khó khăn, Hà Nội cũng đã đề nghị Bộ NN&PTNT quan tâm, phối hợp cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam, nghiên cứu, xem xét tiếp tục tăng cường phát điện để duy trì mực nước sông Hồng nhằm hỗ trợ vận hành các công trình lấy nước. Về phía Hà Nội, TP đang chỉ đạo triển khai lắp đặt các tổ máy bơm dã chiến tại trạm bơm Trung Hà để đẩy nhanh tiến độ lấy nước cho vụ Xuân 2023.

Hà Nội: Dồn sức lấy nước gieo cấy vụ Xuân

Hà Nội: Dồn sức lấy nước gieo cấy vụ Xuân

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

07 Jul, 10:41 AM

Kinhtedothi-Từ đầu tháng 7, Quảng Ngãi đồng loạt ra quân thực hiện cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025. Dữ liệu thu thập lần này sẽ là cơ sở quan trọng cho hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn phù hợp với giai đoạn mới, đặc biệt sau khi địa phương mở rộng địa giới hành chính.

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

01 Jul, 11:06 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần tiếp tục thực hiện các chương trình, phong trào thi đua, kiên trì, kiên định để thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh" và "giảm nghèo toàn diện, bao trùm và bền vững".

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

01 Jul, 03:18 PM

Kinhtedothi – Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Hà Nội lựa chọn phát triển nông nghiệp đa giá trị, song vẫn mang những đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ