Một trong những vấn đề được quan tâm là phương án công khai, minh bạch bản kê khai tài sản, thu nhập, một trong những cách phòng ngừa tham nhũng.
Công khai ở cơ quan, nơi cư trúVề đối tượng kê khai tài sản, thu nhập, Dự Luật lần này trình Quốc hội 2 phương án: Phương án 1, mở rộng đối với tất cả công chức khi được bổ nhiệm vào ngạch. Phương án 2, thu hẹp phạm vi, chỉ áp dụng với đối tượng có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,7 trở lên ở T.Ư, từ 0,9 trở lên ở địa phương và một số đối tượng có hệ số phụ cấp chức vụ dưới 0,7 trong một số lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao.Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, việc kê khai tài sản, thu nhập thời gian qua còn hình thức, chưa kiểm soát được tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn là do số người có nghĩa vụ kê khai quá lớn, vượt quá khả năng của các cơ quan có trách nhiệm kiểm soát. Vì vậy, Ủy ban Tư pháp cho rằng, trước mắt nên giữ nguyên đối tượng kê khai hoặc thu hẹp ở mức độ hợp lý, tập trung vào các đối tượng giữ vị trí quan trọng ở T.Ư, địa phương, những khu vực có nguy cơ tham nhũng cao. Để bảo đảm tập trung nguồn lực tiến hành kiểm soát có hiệu quả hơn, tránh hình thức.
Vấn đề công khai bản kê khai tài sản, thu nhập, Chính phủ cũng trình 2 phương án: Phương án 1, các bản kê khai tài sản, thu nhập được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người kê khai thường xuyên làm việc. Phương án 2, thay hình thức công khai tại nơi thường xuyên làm việc bằng hình thức công khai tại chi bộ nơi người kê khai là đảng viên sinh hoạt. Đa số ý kiến thành viên Ủy ban Tư pháp tán thành với phương án 1 bởi không phải tất cả cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện phải kê khai tài sản, thu nhập đều là đảng viên.Trong phiên thảo luận tổ vừa qua, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi góp ý: Việc kê khai chỉ nên tập trung vào 3 vấn đề hết sức quan trọng. Đó là ai có khả năng, nguy cơ tham nhũng thì kiểm soát, đưa vào đối tượng. Còn đưa quá nhiều, đưa tràn lan vào nhưng khả năng quản lý không có, nên không kiểm soát được: “Phải xem xét, tính toán lại, chứ đưa những đối tượng chẳng có gì để tham nhũng vào thì “vừa buồn vừa tủi”. Đồng thời cho rằng, việc công khai bản kê tài sản thế nào rất quan trọng. Nếu công khai ở cơ quan nơi làm việc và nơi cư trú, dân rất yên tâm. Nhưng nếu chỉ quy định công khai ở chi bộ Đảng thì quá bằng... giấu kín đi!Xử lý tài sản bất minhTheo Trưởng ban Tổ chức T.Ư Phạm Minh Chính, một trong những nguyên nhân tham nhũng chưa được ngăn chặn, đẩy lùi là do chưa có cơ chế để không muốn, không thể và sợ tham nhũng. Việc ban hành luật pháp còn điểm sơ hở, có chỗ chưa phủ kín được hết hành vi, đối tượng. Tham nhũng diễn ra ở nhiều nơi, nhiều cấp, nhiều ngành, như vậy tham nhũng len lỏi trong cuộc sống của chúng ta, không từ bỏ cấp nào, ngành nào. Vậy nguyên nhân không hiệu quả là vấn đề kê khai. Muốn hạn chế được nó cả hệ thống chính trị phải vào cuộc quyết liệt, có bài bản. Bởi, nếu thu hẹp phạm vi kê khai tài sản mà hệ thống chính trị các cấp, ngành hoạt động không hiệu quả thì vẫn khó ngăn chặn. Nếu mở rộng ra, hệ thống chính trị nơi nào không hiệu quả, không nghiêm túc, không quyết liệt thì vẫn là sơ hở, không ngăn chặn được.Cùng với kê khai, một số ý kiến đề nghị xây dựng cơ chế để xử lý tài sản bất minh theo hướng tịch thu và sung công quỹ. ĐB Nguyễn Lâm Thành (đoàn Lạng Sơn) đặt vấn đề, sau khi xác minh dấu hiệu vi phạm thì xử lý tài sản thế nào hay mặc nhiên để cho tồn tại. Cần nghiên cứu đưa vào luật để có hướng tạo hành lang pháp lý. Không thể nói “tôi kê khai rồi” và mặc nhiên cho tồn tại, trong khi quan trọng là nguồn gốc tài sản đó thế nào.
Nếu “buôn chổi đót”, lái xe ôm có tiền tỷ thì cũng phải giải trình được một cách rõ ràng, còn không giải trình được thì phải xử lý. Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP Hồ Chí Minh) |