Dự án luật sửa đổi các luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh

Nguyễn Vũ
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Khác với Dự Luật được trình ra lần đầu tiên, là “1 luật sửa 12 luật”, lần này Chính phủ rút gọn lại thành “1 luật sửa 3 luật”.

Ngày 18/10, UBTV Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh. Khác với Dự Luật được trình ra lần đầu tiên, là “1 luật sửa 12 luật”, lần này Chính phủ rút gọn lại thành “1 luật sửa 3 luật”. Tuy nhiên, Dự Luật khiến nhiều ý kiến thất vọng và UBTV Quốc hội đã quyết định chưa đưa vào chương trình Kỳ họp thứ 2.
 Dây chuyền sản xuất xe tải, bán tải tại Công ty ISUZU Việt Nam.              Ảnh: An Hiếu
Mặc dù được cho là sửa đổi, bổ sung những nội dung thật sự cần thiết, cấp bách, tập trung vào 3 nhóm quy định, gồm: Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và các quy định có liên quan; thủ tục hành chính đang gây cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh; các quy định chồng chéo, mâu thuẫn giữa các luật liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh. Nhưng các thành viên UBTV Quốc hội vẫn cho rằng, hồ sơ Dự Luật chưa đảm bảo pháp lý, cần lấy ý kiến chuyên gia để nghe ý kiến nhiều chiều. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phân vân: Nhiều quy định đã giao cho Thủ tướng rồi lại giao cho một cấp khác được Thủ tướng ủy quyền vậy có đúng không?. Bây giờ lại bổ sung thêm 12 ngành nghề, trước kia bảo cản trở thì bỏ bớt đi, bây giờ lại đưa vào thì như thế nào? có lợi ích nhóm không (giảm 49 ngành nghề nhưng lại tăng 12 ngành nghề).
Trước quy định công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Chánh án TANDTC, Viện
Cùng ngày, trước khi bế mạc phiên họp thứ 4, UBTV Quốc hội đã cho ý kiến về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
trưởng VKSNDTC, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quyết định đầu tư được miễn cấp giấy phép xây dựng, các thành viên UBTV Quốc hội đặt vấn đề: Tại sao những người này lại được miễn cấp giấy phép  xây dựng. Hay việc giao cho UBND tỉnh cấp phép các công trình xây dựng đặc biệt cũng là vấn đề, vì đây là thẩm quyền của Bộ Xây dựng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định quan điểm ủng hộ việc sửa đổi luật theo tinh thần của Chính phủ là tháo gỡ khó khăn trong đầu tư, kinh doanh, tạo ra động lực mới trong lĩnh vực này, nhưng đọc nội dung Dự Luật thì thấy không đáp ứng được yêu cầu như vậy. “Không có báo cáo tác động sản xuất, kinh doanh nếu luật này không ra đời kịp thời. Chủ yếu là thủ tục hành chính chứ có phải nhà cháy chết người đâu. Chánh án, Viện trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội được phép miễn giấy phép xây dựng. Từ trước đến nay vẫn xin phép sao giờ được miễn. Biển quảng cáo nhỏ được miễn giấy phép cũng không phải vấn đề cháy nhà chết người. Tôi không yên tâm khi đưa luật này trình ra Quốc hội” - Chủ tịch Quốc hội nói.
Giải trình thêm, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, mục đích xây dựng Dự Luật xuất phát từ chủ trương của Chính phủ, tập trung vào tháo gỡ khó khăn cho DN một cách thông thoáng, hấp dẫn để cạnh tranh với các nước trong khu vực, thu hút nước ngoài vào đầu tư. “Chưa sửa thì không cháy nhà chết người gì cả, nhưng sửa được thì tốt cho DN. Cho nên mong Quốc hội quyết định” -  Bộ trưởng tha thiết.
Tuy nhiên, qua thống nhất, UBTV Quốc hội nhận thấy, sửa cũng được mà không sửa cũng được, vì không cấp thiết. Hơn nữa, các luật liên quan đến đầu tư kinh doanh cũng mới chỉ có hiệu lực từ 1/7/2015, nhiều nội dung Chính phủ mới có Nghị định nhưng đến nay chưa có hướng dẫn gì cả. Sửa luật, nếu không xem xét thận trọng có thể cản trở DN, tạo xung đột. Do đó, quyết định chưa trình Dự Luật này ra Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XIV và đề nghị Chính phủ hoàn thiện lại hồ sơ.