Dự kiến năm 2027 khởi công đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
Theo quy hoạch mạng lưới đường sắt, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có chiều dài khoảng 380km, đường đôi, khổ 1.435mm. Trong đó đoạn Hà Nội - Hải Phòng đầu tư trước năm 2030, đoạn Hà Nội - Lào Cai đầu tư sau năm 2030.
Hiện nay, Bộ GTVT đang triển khai lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư vào năm 2025, phấn đầu khởi công năm 2027. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 11 tỷ USD.
Trước đó, Chính phủ sẽ hỗ trợ 4 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2024 cho Bộ GTVT để lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
![]() |
Theo báo cáo, dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh có tổng chiều dài toàn tuyến hơn 441km, vận tốc thiết kế tối đa là 160km/h.
Hướng tuyến đi qua các tỉnh/thành phố gồm Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh.
Tàu sẽ chạy từ Ga Lào Cai là điểm đầu, qua Hà Nội, Ga Nam Hải Phòng (ga lập tàu) và điểm cuối là Ga Hạ Long (cho tàu khách), Ga Cái Lân (cho tàu hàng) trên địa phận của tỉnh Quảng Ninh. Đoạn từ Nam Hải Phòng đi cảng Đình Vũ, Lạch Huyện, Đồ Sơn sẽ chạy tàu theo phương thức đường nhánh.
Toàn tuyến từ Lào Cai đến Quảng Ninh có 41 ga. Trong đó, 5 ga lập tàu gồm Lào Cai, Yên Thường, Nam Hải Phòng, Hạ Long và Cái Lân.
10 ga trung gian phục vụ cả hành khách và hàng hóa gồm Yên Bái, Phú Thọ, Việt Trì, Vĩnh Phúc, Vĩnh Yên, Tam Hợp, Bắc Hồng, Đông Anh, Lạc Đạo, Hải Dương. Mặt khác có 5 ga trên cảng biển gồm Lạch Huyện, Nam Đồ Sơn, Nam Đình Vũ, Đình Vũ.
Trên tuyến có khoảng 56 cầu lớn với chiều dài 47,5km, 11 hầm xuyên núi dài khoảng 10 km. Tàu sẽ đi qua các con sông lớn như Sông Hồng, Sông Lô, Sông Bạch Đằng và các tuyến cao tốc như Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, Hải Phòng - Quảng Ninh... có 11 hầm với chiều dài khoảng 10km.

Đường sắt, hàng không thông báo vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ
Kinhtedothi - Hiện nay, nhu cầu vận chuyển hàng cứu trợ đến các địa phương bị lũ lụt là rất lớn, ngành đường sắt và các hãng hàng không cho biết sẽ miễn phí vận chuyển và ưu tiên đặt giữ chỗ đối với hàng hóa cứu trợ đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3.

Đường sắt quốc gia cần sớm thay thế hạ tầng cũ
Kinhtedothi – Việc dừng chạy tàu qua cầu Long Biên và cầu Đuống từ ngày 10/9 do lũ lớn dâng cao cho thấy, đường sắt quốc gia cần thay thế hạ tầng cũ để nâng cao năng lực chạy tàu, giảm tính bị động trong những tình huống đặc biệt như mưa bão.

Đường sắt sẽ thông tàu qua cầu Long Biên và cầu Đuống từ chiều nay 13/9
Kinhtedothi - Thông tin từ Tổng Công ty đường sắt Việt Nam cho biết, sáng nay (13/9) đường sắt đã thử tải an toàn qua cầu Long Biên và cầu Đuống. Từ chiều nay các đoàn tàu sẽ chạy trở lại trên 2 cầu Long Biên và cầu Đuống.