Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Dư luận phản ứng về độc quyền thí điểm xe buýt 2 tầng: Bộ Giao thông vẫn im lặng

Kinhtedothi - Liên quan đến Đề án thí điểm triển khai xe buýt 2 tầng nhằm góp phần thúc đẩy phát triển du lịch trong các đô thị, cho đến nay, sau nhiều ý kiến phản ứng của dư luận về việc chỉ đích danh Công ty liên doanh Vận chuyển quốc tế Hải Vân thực hiện mà không đưa ra đấu thầu, cạnh tranh minh bạch (Kinh tế & Đô thị đã có bài phản ánh), Bộ GTVT vẫn chưa chịu lên tiếng.
Bộ Tư pháp đề nghị mở rộng
Ngày 6/12/2016, tại Văn bản số 2171/TTg - KTN, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc việc thí điểm triển khai dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe ô tô góp phần thúc đẩy phát triển du lịch trong các đô thị bằng xe chuyên dụng 2 tầng thoáng nóc. Cũng tại văn bản này, Thủ tướng không hề có ý kiến giao cho bất cứ một DN nào cụ thể.
Vậy nhưng, ngày 13/12/2016, trong Văn bản số 14850/BGTVT-VT (cùng tất cả các văn bản liên quan), Bộ GTVT đã đề nghị các bộ, ngành và địa phương liên quan: “Phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT trong việc tổ chức và quản lý thí điểm loại hình kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô của Công ty liên doanh Vận tải quốc tế Hải Vân”. Đặc biệt, cũng tại văn bản này, Bộ GTVT còn đề nghị các địa phương: “Không phát sinh tăng các đơn vị thí điểm khi chưa được Thủ tướng chấp nhận”.

Xe buýt 2 tầng chạy thử nghiệm trên đường phố Hà Nội ngày 30/6.  Ảnh:  Duy Linh

Sau khi Hà Nội và Đà Nẵng giao cho các DN vận tải khác, không phải Công ty Hải Vân xây dựng phương án, đưa vào thử nghiệm kỹ thuật xe buýt 2 tầng, ngày 19/7, Bộ GTVT đã ra văn bản “tuýt còi”. Theo đó, Bộ GTVT yêu cầu các địa phương dừng triển khai thí điểm xe buýt 2 tầng với lý do "chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng".
Liên quan đến vấn đề này, không chỉ dư luận xã hội mà ngày 15/8 vừa qua, Bộ Tư pháp cũng đã có văn bản gửi Bộ GTVT, trong đó nêu rõ: “Về đối tượng tham gia thí điểm, ngoài Công ty liên doanh Vận chuyển quốc tế Hải Vân… đề nghị cần mở rộng, cho phép các DN, HTX vận tải có đủ điều kiện tham gia thực hiện thí điểm, tạo môi trường cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu còn lưu ý: “Điều kiện, thủ tục lựa chọn đơn vị vận tải tham gia thí điểm cần quy định minh bạch, cụ thể”.
Can thiệp vào thẩm quyền của địa phương
Nhận định về vấn đề này, Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị Hà Nội Nguyễn Hoàng Hải cho rằng: “Theo Luật Giao thông đường bộ, vận tải công cộng thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND TP, nên phía Hà Nội sẽ có trao đổi cụ thể với Bộ GTVT và các đầu mối liên quan để thực hiện triển khai theo đúng thủ tục, quy định của pháp luật”.
Khi được hỏi, nếu có thêm DN mong muốn tham gia thí điểm, khai thác xe buýt 2 tầng phục vụ du lịch trên địa bàn TP thì có được chấp thuận hay không, ông Hải cho rằng, càng có nhiều DN tham gia sẽ càng dễ dàng tạo sự bình đẳng, cạnh tranh và nâng cao chất lượng dịch vụ cho du khách, tạo đà cho du lịch phát triển. Bộ GTVT cần xem xét đề nghị của Bộ Tư pháp, tham khảo thêm ý kiến của DN trong quá trình xây dựng kế hoạch hoạt động, hướng dẫn thí điểm để đảm bảo tính hiệu quả.
Dưới góc độ đơn vị được TP Hà Nội giao triển khai thí điểm vận hành, lãnh đạo Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) cho biết, sau khi TP có chỉ đạo, đơn vị đã chạy thử nghiệm. Đồng thời phối hợp với Công ty cây xanh, điện lực khảo sát những tuyến phố có lộ trình đi qua để đảm bảo hạ tầng cho xe buýt 2 tầng hoạt động. Theo lộ trình mà Sở GTVT Hà Nội giao, đến quý IV năm nay, Transerco phải đưa loại hình xe này vào hoạt động; vậy nhưng lãnh đạo Transerco thừa nhận sẽ khó lòng bắt kịp tiến độ. “Bởi, hiện nay TP vẫn đang phải trao đổi, thống nhất chủ trương với Bộ GTVT”.
Đến thời điểm này, Bộ GTVT vẫn hoàn toàn im lặng trước những kiến nghị, thắc mắc của địa phương, DN cũng như dư luận xã hội. Báo Kinh tế & Đô thị cũng đã có công văn đề nghị Bộ GTVT trao đổi để làm rõ hơn vấn đề này, nhưng nhiều ngày qua vẫn chưa có phản hồi nào từ phía Bộ.
Hà Nội vừa có thêm một DN là Công ty CP Du lịch Việt Nam - Hà Nội gửi văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT cho thí điểm thực hiện xe buýt 2 tầng phục vụ phát triển du lịch tại địa bàn các TP lớn là Hà Nội, Huế (Thừa Thiên - Huế) và Hạ Long (Quảng Ninh). Đơn vị này cũng đã ký hợp đồng nguyên tắc về việc mua 15 xe chuyên dụng phục vụ buýt City Tour từ Tập đoàn Trường Hải.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thiếu nguồn lực xã hội, còn tiếp tục trì hoãn

Thiếu nguồn lực xã hội, còn tiếp tục trì hoãn

07 Jul, 04:50 AM

Kinhtedothi - Vấn đề kiểm định khí thải đối với xe máy đã được đưa ra bàn thảo, chuẩn bị thực hiện từ nhiều năm qua, nhưng đến nay vẫn chưa thể thống nhất được thời gian và cách thức triển khai. Nguyên nhân chính là lượng xe máy trên toàn quốc quá lớn, nếu chỉ trông chờ vào hệ thống đăng kiểm hiện có, sẽ tiếp tục phải trì hoãn quá trình này thêm vài năm nữa.

Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

05 Jul, 09:50 PM

Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, chuyên gia giao thông, thạc sĩ Vũ Hoàng Chung cho rằng, tổ chức giao thông (TCGT) là yếu tố vô cùng quan trọng. TCGT là kịch bản để vận hành hệ thống giao thông, càng khoa học sẽ càng phát huy tác dụng giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT), tối ưu hóa năng lực cho hạ tầng.

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

04 Jul, 03:28 PM

Kinhtedothi - Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về đường bộ... về việc cập nhật, điều chỉnh thông tin biển chỉ dẫn đường bộ phù hợp với đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp, sáp nhập.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ