KTĐT - Quy hoạch thủy lợi đồng bằng sông Hồng, công trình thủy lợi được xây dựng từ trước cho đến giai đoạn vừa rồi không có sai sót trong vấn đề quy hoạch.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đào Xuân Học đã chia sẻ về những việc ngành thủy lợi, vốn được coi là đầu vào của các ngành công nghiệp khác, sẽ thực hiện trong năm 2010.
Thứ trưởng nhận định như thế nào về công tác thủy lợi trong thời gian qua?
Thứ trưởng Đào Xuân Học: Quy hoạch thủy lợi đồng bằng sông Hồng, công trình thủy lợi được xây dựng từ trước cho đến giai đoạn vừa rồi không có sai sót trong vấn đề quy hoạch.
Miền Trung cũng tương tự như vậy. Là vùng thiên nhiên khắc nghiệt nhưng các công trình thủy lợi phát huy hiệu quả rất tốt. Những vùng như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… không có những công trình thủy lợi lớn thì điều kiện của dân không được như bây giờ.
Đối với miền Nam, các công trình thủy lợi lớn tuy chưa hoàn thiện nhưng đã phát huy khá hiệu quả.
Vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng Đồng Tháp Mười là vùng phèn rất nặng nhưng nhờ công trình thủy lợi đưa lũ chính vụ vào cải tạo đất phèn, cải tạo đất mặn nên năng suất cây trồng tăng cao.
Tuy nhiên, những năm gần đây, quy hoạch thủy lợi bộc lộ nhiều vấn đề do biến đổi khí hậu, những trận mưa lớn, hạn hán gây biến động lớn cộng thêm quá trình đô thị hóa diễn biến nhanh làm đảo lộn hệ thống thủy lợi.
Hiện nay, hệ thống thủy lợi đã không còn đáp ứng được do tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, biến đổi khí hậu… do vậy, nhiệm vụ đặt ra cho công tác thủy lợi trong năm 2010 là cần đổi mới tư duy trong quy hoạch phát triển thủy lợi.
Với thực tế như vậy ngành thủy lợi sẽ làm những gì trong năm 2010?
Thứ trưởng Đào Xuân Học: Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn bắt đầu xây dựng quy hoạch tổng thể thủy lợi Đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và miền Trung tầm nhìn đến năm 2030 và năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Theo đó, trong điều kiện hiện nay, những công trình dự kiến xây dựng trong thời gian tới trùng nhau theo quy hoạch đến năm 2030 hay năm 2050 thì bộ sẽ thu xếp vốn để triển khai, còn những công trình không trùng nhau sẽ phải cân nhắc rất kỹ vì không thể làm một công trình bây giờ mà 20 năm sau lại không dùng được hoặc lạc hậu...
Bộ đã chỉ đạo cả 3 vùng miền, đưa ra kịch bản đến năm 2030 nước biển lên 30cm và năm 2050 nước biển dâng lên bao nhiêu và tác động ngập như thế nào, độ mặn ra sao, từ đó có hệ thống công trình để giải quyết tất cả các vấn đề kịch bản đưa ra nhằm bảo vệ dân cư và bảo vệ 2 vụ sản xuất lúa.
Nguyên tắc làm thủy lợi phải làm theo hệ thống, phải khép kín được hệ thống để phát huy hiệu quả, nhưng tính hệ thống của công trình thủy lợi rất lớn, trải dài trên diện rộng nên việc đầu tư khép kín một lúc là rất khó do vốn có hạn.
Vậy nguồn vốn để thực hiện các quy hoạch này như thế nào, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Đào Xuân Học: Hiện Chính phủ đã bố trí đủ lượng vốn để thực hiện quy hoạch này. Dự kiến tháng 5 và tháng 6 tới, bộ sẽ tổ chức các cuộc hội thảo tại 3 miền để xin ý kiến các bộ, ngành, chuyên gia, địa phương… sau đó hoàn thiện và báo cáo Chính phủ chiến lược, đồng thời kêu gọi các nhà tài trợ để họ có đầu tư trong chương trình biến đổi khí hậu.
Về phía bộ đã chuẩn bị những gì để đẩy mạnh quá trình xã hội hóa công trình thủy lợi?
Thứ trưởng Đào Xuân Học: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành thông tư tổ chức hoạt động và phân cấp công trình thủy lợi, đấy là cơ sở quan trọng để dân tham gia quản lý công trình thủy lợi, các công ty được toàn quyền sử dụng kinh phí, duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp công trình thủy lợi, cống hóa kênh mương… nhằm góp phần đẩy mạnh việc xã hội hóa công trình thủy lợi.
Tiếp theo, bộ đã ban hành văn bản hướng dẫn tính định mức trong quản lý khai thác công trình thủy lợi.
Thông qua việc tăng cường phân cấp cho địa phương, các công ty quản lý công trình thủy lợi có thể giảm biên chế để tăng lương cho cán bộ, việc phân cấp càng nhiều thì quỹ để lại công ty càng lớn, như vậy cả đơn vị quản lý, khai thác và người dân đều được hưởng lợi từ công trình thủy lợi.
Hiện nay, bộ đang tiếp tục hoàn thiện hướng dẫn đặt hàng, nghiệm thu thanh toán, quản lý công trình thủy lợi dùng cho ủy ban, đơn vị chuyên ngành….
Nếu thông tư và văn bản hướng dẫn trên là mở để đẩy mạnh xã hội hóa thì đây là văn bản có phần “thắt” lại nhằm tránh tình trạng xuống cấp các công trình thủy lợi.
Bên cạnh đó, bộ còn ban hành quy định về năng lực tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, khai thác công trình thủy lợi...
Theo đó, các cá nhân tham gia quản lý, khai thác công trình thủy lợi phải được đào tạo về quản lý, về chuyên ngành, nghiệp vụ… nhằm bảo vệ tốt hơn tài sản công.
Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đào Xuân Học đã chia sẻ về những việc ngành thủy lợi, vốn được coi là đầu vào của các ngành công nghiệp khác, sẽ thực hiện trong năm 2010.
Thứ trưởng nhận định như thế nào về công tác thủy lợi trong thời gian qua?
Thứ trưởng Đào Xuân Học: Quy hoạch thủy lợi đồng bằng sông Hồng, công trình thủy lợi được xây dựng từ trước cho đến giai đoạn vừa rồi không có sai sót trong vấn đề quy hoạch.
Miền Trung cũng tương tự như vậy. Là vùng thiên nhiên khắc nghiệt nhưng các công trình thủy lợi phát huy hiệu quả rất tốt. Những vùng như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… không có những công trình thủy lợi lớn thì điều kiện của dân không được như bây giờ.
Đối với miền Nam, các công trình thủy lợi lớn tuy chưa hoàn thiện nhưng đã phát huy khá hiệu quả.
Vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng Đồng Tháp Mười là vùng phèn rất nặng nhưng nhờ công trình thủy lợi đưa lũ chính vụ vào cải tạo đất phèn, cải tạo đất mặn nên năng suất cây trồng tăng cao.
Tuy nhiên, những năm gần đây, quy hoạch thủy lợi bộc lộ nhiều vấn đề do biến đổi khí hậu, những trận mưa lớn, hạn hán gây biến động lớn cộng thêm quá trình đô thị hóa diễn biến nhanh làm đảo lộn hệ thống thủy lợi.
Hiện nay, hệ thống thủy lợi đã không còn đáp ứng được do tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, biến đổi khí hậu… do vậy, nhiệm vụ đặt ra cho công tác thủy lợi trong năm 2010 là cần đổi mới tư duy trong quy hoạch phát triển thủy lợi.
Với thực tế như vậy ngành thủy lợi sẽ làm những gì trong năm 2010?
Thứ trưởng Đào Xuân Học: Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn bắt đầu xây dựng quy hoạch tổng thể thủy lợi Đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và miền Trung tầm nhìn đến năm 2030 và năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Theo đó, trong điều kiện hiện nay, những công trình dự kiến xây dựng trong thời gian tới trùng nhau theo quy hoạch đến năm 2030 hay năm 2050 thì bộ sẽ thu xếp vốn để triển khai, còn những công trình không trùng nhau sẽ phải cân nhắc rất kỹ vì không thể làm một công trình bây giờ mà 20 năm sau lại không dùng được hoặc lạc hậu...
Bộ đã chỉ đạo cả 3 vùng miền, đưa ra kịch bản đến năm 2030 nước biển lên 30cm và năm 2050 nước biển dâng lên bao nhiêu và tác động ngập như thế nào, độ mặn ra sao, từ đó có hệ thống công trình để giải quyết tất cả các vấn đề kịch bản đưa ra nhằm bảo vệ dân cư và bảo vệ 2 vụ sản xuất lúa.
Nguyên tắc làm thủy lợi phải làm theo hệ thống, phải khép kín được hệ thống để phát huy hiệu quả, nhưng tính hệ thống của công trình thủy lợi rất lớn, trải dài trên diện rộng nên việc đầu tư khép kín một lúc là rất khó do vốn có hạn.
Vậy nguồn vốn để thực hiện các quy hoạch này như thế nào, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Đào Xuân Học: Hiện Chính phủ đã bố trí đủ lượng vốn để thực hiện quy hoạch này. Dự kiến tháng 5 và tháng 6 tới, bộ sẽ tổ chức các cuộc hội thảo tại 3 miền để xin ý kiến các bộ, ngành, chuyên gia, địa phương… sau đó hoàn thiện và báo cáo Chính phủ chiến lược, đồng thời kêu gọi các nhà tài trợ để họ có đầu tư trong chương trình biến đổi khí hậu.
Về phía bộ đã chuẩn bị những gì để đẩy mạnh quá trình xã hội hóa công trình thủy lợi?
Thứ trưởng Đào Xuân Học: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành thông tư tổ chức hoạt động và phân cấp công trình thủy lợi, đấy là cơ sở quan trọng để dân tham gia quản lý công trình thủy lợi, các công ty được toàn quyền sử dụng kinh phí, duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp công trình thủy lợi, cống hóa kênh mương… nhằm góp phần đẩy mạnh việc xã hội hóa công trình thủy lợi.
Tiếp theo, bộ đã ban hành văn bản hướng dẫn tính định mức trong quản lý khai thác công trình thủy lợi.
Thông qua việc tăng cường phân cấp cho địa phương, các công ty quản lý công trình thủy lợi có thể giảm biên chế để tăng lương cho cán bộ, việc phân cấp càng nhiều thì quỹ để lại công ty càng lớn, như vậy cả đơn vị quản lý, khai thác và người dân đều được hưởng lợi từ công trình thủy lợi.
Hiện nay, bộ đang tiếp tục hoàn thiện hướng dẫn đặt hàng, nghiệm thu thanh toán, quản lý công trình thủy lợi dùng cho ủy ban, đơn vị chuyên ngành….
Nếu thông tư và văn bản hướng dẫn trên là mở để đẩy mạnh xã hội hóa thì đây là văn bản có phần “thắt” lại nhằm tránh tình trạng xuống cấp các công trình thủy lợi.
Bên cạnh đó, bộ còn ban hành quy định về năng lực tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, khai thác công trình thủy lợi...
Theo đó, các cá nhân tham gia quản lý, khai thác công trình thủy lợi phải được đào tạo về quản lý, về chuyên ngành, nghiệp vụ… nhằm bảo vệ tốt hơn tài sản công.
Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!