Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đụng độ quân sự ở Sudan, máy bay không kích gần thủ đô

Kinhtedothi - Tiếng súng và tiếng nổ xuất hiện trên khắp thủ đô và khói bốc lên từ một số quận. Video trên mạng xã hội ghi lại cảnh các máy bay quân sự bay là là trên thành phố.

Quân đội Sudan đã tiến hành các cuộc không kích vào một căn cứ của lực lượng bán quân sự gần thủ đô hôm 16/4 trong bối cảnh các cuộc đụng độ khiến ít nhất 25 người thiệt mạng. 

Khói bốc lên ở Omdurman, gần cầu Halfaya, trong cuộc đụng độ giữa Lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự và quân đội nhìn từ Khartoum North, Sudan ngày 15/4 năm 2023. Ảnh: Reuters

Vào cuối ngày giao tranh ác liệt, quân đội đã tấn công một căn cứ thuộc Lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF) của chính phủ ở thành phố Omdurman, tiếp giáp với thủ đô Khartoum. 

Hiệp hội Bác sĩ Sudan trước đó đã báo cáo ít nhất 25 người thiệt mạng và 183 người bị thương trong các trận chiến nổ ra hôm 15/4 giữa quân đội và RSF.

RSF tuyên bố đã chiếm giữ dinh tổng thống, tư dinh của chỉ huy quân đội, đài truyền hình nhà nước và các sân bay ở Khartoum, thành phố phía bắc Merowe, El Fasher và bang Tây Darfur. Quân đội đã bác bỏ những khẳng định đó.

Lực lượng không quân Sudan yêu cầu mọi người ở trong nhà khi tiến hành cuộc khảo sát trên không về hoạt động của RSF. Tại bang Khartoum vào 16/4, chính quyền địa phương đã tuyên bố , đóng cửa trường học, ngân hàng và văn phòng chính phủ.

Tiếng súng và tiếng nổ có thể được nghe thấy trên khắp thủ đô, nơi các đoạn phim truyền hình cho thấy khói bốc lên từ một số quận và các video trên mạng xã hội ghi lại cảnh các máy bay quân sự bay là là trên thành phố.

Các lực lượng vũ trang cho biết họ sẽ không đàm phán với RSF trừ khi lực lượng này giải thể. Quân đội yêu cầu các binh sĩ biệt phái đến RSF báo cáo với các đơn vị quân đội gần đó, điều này có thể làm suy giảm cấp bậc của RSF nếu họ tuân theo.

Quân đội và RSF, mà các nhà phân tích cho rằng có khoảng 100.000 quân, đang cạnh tranh quyền lực khi các phe phái chính trị đàm phán thành lập một chính phủ chuyển tiếp sau cuộc đảo chính quân sự năm 2021.

Một cuộc đối đầu kéo dài có thể đẩy Sudan vào xung đột lan rộng khi nước này phải vật lộn với sự suy sụp kinh tế và bạo lực bộ lạc, làm hỏng các nỗ lực tiến tới bầu cử.

Căng thẳng giữa lực lượng quân đội và RSF đã leo thang trong nhiều tháng nay, khiến các đảng phái chính trị ở nước này chưa thể ký kết một thỏa thuận được quốc tế ủng hộ nhằm nối lại quá trình chuyển tiếp chính phủ trong nước.

Những căng thẳng hiện tại giữa lực lượng quân đội và RSF bắt nguồn từ việc hai bên bất đồng về cách sáp nhập RSF vào lực lượng quân đội và đơn vị nào sẽ phụ trách giám sát quá trình này.

Việc sáp nhập 2 lực lượng này là điều kiện quan trọng trong thỏa thuận chuyển tiếp chính phủ chưa được ký kết tại Sudan.

 

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân gián tiếp

Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân gián tiếp

21 Apr, 07:44 AM

Kinhtedothi - Theo Thứ trưởng Ngoại giao Iran Kazem Gharibabadi, vòng tham vấn kỹ thuật giữa các chuyên gia Mỹ và Iran sẽ diễn ra vào ngày 23/4 tại Thủ đô Muscat của Oman, với sự tham gia của các bên trung gian.

Nga-Iran “bắt tay” vô hiệu hóa lệnh trừng phạt từ phương Tây

Nga-Iran “bắt tay” vô hiệu hóa lệnh trừng phạt từ phương Tây

19 Apr, 09:47 PM

Kinhtedothi - Theo Hiệp ước Đối tác Chiến lược Toàn diện Nga - Iran vừa được Thượng viện Nga thông qua giữa tuần này, hai nước trở thành đối tác chiến lược và hợp tác trong tất cả các lĩnh vực như quốc phòng, chống khủng bố, năng lượng…

Mỹ cân nhắc công nhận Crimea thuộc Nga

Mỹ cân nhắc công nhận Crimea thuộc Nga

19 Apr, 07:56 AM

Kinhtedothi - Bán đảo Crimea, nơi có đa số cư dân là người Nga, đã bỏ phiếu ly khai khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga hồi năm 2014, ngay sau cuộc đảo chính tại Kiev được phương Tây hậu thuẫn.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ