Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Dùng rau, quả tươi đúng cách

Kinhtedothi - Bữa ăn hằng ngày của mỗi gia đình không thể thiếu rau, quả. Nhưng làm thế nào để chọn được rau sạch, loại bỏ được vi khuẩn cũng như hóa chất bảo vệ thực vật? Cục An toàn thực phẩm - ATTP (Bộ Y tế) đã có hướng dẫn về cách lựa chọn rau, quả tươi và rửa rau, quả sạch.
Người tiêu dùng lựa chọn mua rau quả tại siêu thị Coo.Mart. Ảnh: Hải Linh
Cách lựa chọn rau quả tươi
Người tiêu dùng có thể lựa chọn dựa vào hình dáng bên ngoài, rau, quả tươi thường còn lành lặn, nguyên vẹn, không bị trầy xước hay nát, phần cuống không bị thâm nhũn. Các loại rau, củ quả phải gọt vỏ như bí, bầu, mướp... thường an toàn hơn các loại rau ăn lá.
Rau bị phun thuốc kích thích thường có lá xanh tốt bất thường, cọng rất non, to mập, những bó rau đó chỉ cần để từ sáng đến chiều là có thể bị nẫu, héo rũ. Người mua nên tránh những quả có vẻ ngoài phổng phao, mập mạp. Vì đó có thể là đã bị tiêm thuốc. Đồng thời, không nên chọn những củ, quả có kích thước quá lớn so với bình thường, vỏ căng và có vết nứt dọc theo thân. Chỉ nên chọn những quả có kích thước vừa phải hoặc hơi nhỏ.
Ngoài ra, có thể dựa vào màu sắc để chọn. Rau, củ, quả tươi có màu sắc tự nhiên, không bị héo úa. Không có bất kì màu sắc bất thường nào. Hiện nay, rất nhiều thương lái vì lợi ích mà sử dụng hóa chất vào các loại rau, củ, quả. Vì lí do đó mà rất nhiều rau, củ thường dính các chất bảo quản thực vật trên lá, cuống lá, cuống quả hoặc núm quả… Đồng thời, xuất hiện các vết lấm tấm hoặc vết trắng, vết lạ ở rau hoặc củ. Nếu gặp những loại này, không nên chọn mua.
Thông thường, rau củ quả tươi có mùi đặc trưng của từng loại. Còn khi ngửi mà nhận thấy có mùi lạ, mùi hắc hắc, mùi thuốc sâu hay hóa chất thì đó là rau củ quả không tươi ngon, cũng có thể là đã cũ và được người bán nhúng qua hóa chất để nhìn được tươi ngon hơn.
Cục ATTP cũng khuyến cáo người tiêu dùng không không nên mua rau, củ, quả trái mùa vụ. Vì nếu mua trái mùa, rau, củ sẽ không phát triển tốt, dễ bị sâu và người trồng thường dùng thuốc trừ sâu, hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc kích thích để rau, củ quả được chín nhanh và đẹp mắt.
Ngoài ra, không nên chọn mua rau, củ quả đã được gọt, thái sẵn và ngâm nước ngoài chợ. Vì rất có thể đó những loại rau, củ đã hư hoặc đã lâu, người bán muốn tận dụng những phần còn dùng được để bán.
Chế biến rau quả bảo đảm an toàn và dinh dưỡng
Theo Cục ATTP, trước khi sử dụng, việc rửa rau, quả là khâu quan trọng trong quá trình chế biến và trước khi ăn. Hiện, một số người dùng nước muối, pha thuốc tím hoặc các loại hóa chất rửa rau an toàn được quảng cáo trên thị trường… Nếu sử dụng phương pháp này, rau xanh hoặc quả tươi chỉ được làm sạch một phần, chủ yếu là loại bỏ một số chất bẩn, hóa chất, vi khuẩn… còn ký sinh trùng gây bệnh rất khó làm sạch. Nếu dùng nước pha với muối, thuốc tím hoặc hóa chất tẩy sạch có nồng độ cao thì rau xanh sau khi rửa sẽ bị bầm dập, bớt xanh tươi, mùi vị có thể bị thay đổi.
Vì vậy, cách rửa truyền thống, đơn giản nhưng bảo đảm an toàn vệ sinh nhất là rửa rau xanh có lá to dưới vòi nước sạch chảy mạnh, cẩn thận bóc tách và rửa từng cọng lá, rửa bề mặt bên này rồi đến bề mặt bên kia một cách nhẹ nhàng. Các loại rau có lá nhỏ thì phải rửa trong chậu với nước sạch nhiều lần. Quả tươi thì sau khi rửa dưới vòi nước sạch nhiều lần, trước khi ăn nên gọt vỏ.
Để bảo đảm ATTP cũng như dinh dưỡng, theo khuyến cáo của Cục ATTP, người tiêu dùng nên mua thực phẩm và sử dụng trong ngày. Càng để lâu, lượng vitamin có trong rau, quả càng giảm dần. Ngay cả khi để rau trong tủ lạnh, lượng vitamin cũng giảm đi đáng kể. Khi chế biến chỉ nên vừa đủ vì kéo dài sẽ làm mất đi các vi chất. Rau quả đã chế biến tốt nhất ăn hết trong một bữa, tránh để lại ngày hôm sau hoặc đun lại nhiều lần, đặc biệt với các loại rau hẹ, củ cải, rau diếp. Lượng nitrat trong các loại rau này sẽ chuyển thành nitrit gây hại nếu đun đi đun lại nhiều lần. Đối với những món dưa cải muối cần chờ thực sự chín mới ăn. Bởi lẽ, khi chưa chín, hàm lượng nitrit tồn dư sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, thậm chí nguy cơ gây ung thư.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bác bỏ thông tin ''trứng gà giả'' khiến người tiêu dùng hoang mang

Bác bỏ thông tin ''trứng gà giả'' khiến người tiêu dùng hoang mang

18 May, 06:40 PM

Kinhtedothi - Thời gian gần đây, trên mạng xã hội lại rộ lên những đoạn video, hình ảnh về trứng gà có biểu hiện bất thường như hai lòng đỏ, lòng trắng sền sệt như thạch, vỏ trứng quá bóng... Những người xuất hiện trong video khẳng định chắc nịch đây là "trứng gà giả". Thông tin này không mới nhưng lại tiếp tục khiến người tiêu dùng hoang mang.

Vĩnh Phúc: phát hiện hơn 1 tấn thịt lợn “bẩn” chuẩn bị đưa lên bàn ăn

Vĩnh Phúc: phát hiện hơn 1 tấn thịt lợn “bẩn” chuẩn bị đưa lên bàn ăn

13 May, 09:57 PM

Kinhtedothi - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với lực lượng quản lý thị trường phát hiện, bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chuẩn bị quay chín hơn 1 tấn thịt lợn có biểu hiện xuất huyết ngoài da, không đảm bảo an toàn thực phẩm để cung cấp cho một công ty trong Khu công nghiệp Khai Quang.

Danh sách 9 loại trái cây dễ ngâm hóa chất

Danh sách 9 loại trái cây dễ ngâm hóa chất

03 May, 06:48 AM

Kinhtedothi - Mùa Hè là mùa của mít, xoài, ổi, dưa hấu… nhưng vì lợi nhuận một số thương lái đã tẩm hóa chất độc hại khiến cho người tiêu dùng mất cảnh giác. Dưới đây là top trái cây dễ bị ngâm hóa chất nhất, ai cũng nên biết.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ