Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đừng ỷ lại vào GSP

Kinhtedothi - Theo quy định của Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) sửa đổi bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2014, Việt Nam được hưởng chế độ GSP đối với mọi mặt hàng, kể cả những mặt hàng trước đây đã bị xếp vào nhóm đã "trưởng thành".
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, hệ thống GSP dự kiến sẽ chấm dứt khi Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam - EU kết thúc đàm phán và bắt đầu có hiệu lực cuối năm 2016.

Thị phần hàng Việt tại EU tăng

Thực hiện quy chế GSP mới của EU, Đại diện Bộ Công Thương dự báo: Nhóm chắc chắn đạt "ngưỡng trưởng thành" -  ngưỡng quy định về thị phần hàng hóa tại thị trường châu Âu  sẽ gồm cà phê, chè, gia vị. Nếu áp dụng GSP mới, thị phần của cà phê Việt Nam sẽ tăng từ 12,11% hiện tại lên 21,68% - vượt ngưỡng trưởng thành; thủy sản tăng từ 9,9% lên 19% - vượt ngưỡng trưởng thành; giày dép của Việt Nam vừa được EU cho hưởng lại GSP đã đạt 34% - vượt ngưỡng trưởng thành. Nhóm hàng có nguy cơ "chạm ngưỡng trưởng thành" hoặc "bị tự vệ" gồm: Nhựa có thể tăng từ 5,72% lên 16,04%; quần áo và hàng may mặc tăng từ 7,46% lên 10,5%. Nhóm hàng có khả năng hưởng ưu đãi ổn định gồm: Gỗ và than từ gỗ, nguyên liệu dệt, hàng điện tử.
 
Dây chuyền sản xuất giày xuất khẩu tại Công ty Giày Thụy Khuê.      Ảnh:  Quỳnh Anh
Dây chuyền sản xuất giày xuất khẩu tại Công ty Giày Thụy Khuê. Ảnh: Quỳnh Anh
Theo ông Trần Ngọc Quân - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu, dù tiêu chí "trưởng thành" của EU nâng từ 15% lên 17,5% đối với đa số nhóm hàng, nhưng thách thức với hàng hóa Việt Nam cũng tăng đáng kể do  nhiều nước bị loại khỏi danh sách hưởng quy chế GSP mới. Vì thế, thị phần hàng nhập từ Việt Nam có khả năng tăng rất nhiều trong tổng lượng hàng nhập khẩu (NK) được hưởng GSP và đạt "ngưỡng trưởng thành", dễ dẫn đến việc Việt Nam không được hưởng ưu đãi nữa. 

Đừng để GSP thành “con dao hai lưỡi”

Ông Claudio Dordi (Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại - đầu tư châu Âu) nhấn mạnh khác biệt giữa GSP và FTA: FTA quy định quyền và nghĩa vụ của cả hai bên, trong khi GSP là cách mà EU giúp đỡ những nước đang phát triển tăng trưởng kinh tế. Nên rõ ràng, GSP đem lại cho doanh nghiệp (DN) Việt nhiều thuận lợi hơn. Tuy nhiên, giới chuyên gia lo ngại, lợi thế cạnh tranh do GSP đem lại không mang tính bền vững. Bởi lẽ, thời hạn có hiệu lực của GSP không phải là mãi mãi và lợi thế cạnh tranh do GSP mang lại cũng không phải là nội sinh. Trong khi, DN Việt vẫn chỉ ở trên mức "DN gia công" một chút, mục đích giúp đỡ các nước đang phát triển bằng GSP có thể sẽ trở thành sự giúp đỡ những nước phát triển khi họ đầu tư vào Việt Nam để hưởng thuế suất XK ưu đãi, còn DN Việt vẫn "dậm chân tại chỗ". 

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển nhận định: GSP dễ nảy sinh tâm lý ỷ lại cho DN, không tạo sức ép để tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nên sẽ không tạo ra sự cân bằng động trong XK. Theo ông Tuyển, XK có thể tăng nhờ GSP nhưng NK cũng tăng do sức cạnh tranh về năng suất lao động, chất lượng và giá thành trong sản xuất vẫn thấp. Trong điều kiện Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới với việc tham gia nhiều FTA, mức thuế NK trong các hiệp định này sẽ giảm xuống (thường sau 10 năm), khi đó ý nghĩa của GSP cũng dần dần không còn. Vì thế, "cùng với tranh thủ tận dụng GSP, cần đẩy nhanh tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhằm nâng cao sức cạnh tranh. Đây là con đường cơ bản để DN Việt tăng năng lực XK bền vững" - ông Tuyển nhấn mạnh. 

Đồng quan điểm này, ông Trần Ngọc Quân cho rằng, các hiệp hội, cộng đồng DN nên tăng cường tham vấn với Bộ Công Thương, theo dõi tiến trình đàm phán các vấn đề thương mại Việt Nam - EU để linh hoạt điều chỉnh chiến lược thị trường, kịp thời thông báo vướng mắc và phối hợp với Bộ vận động EU tiếp tục dành ưu đãi cho Việt Nam.

 
"Năm 2014, một số sản phẩm XK của Việt Nam trong đó có cả giày, dép sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi hơn theo quy chế GSP mới. Điều này sẽ thúc đẩy việc XK các mặt hàng truyền thống của Việt Nam vào EU." - Ông Franz Jessen - Đại sứ, Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Agribank - Doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025

Agribank - Doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025

03 Jul, 02:25 PM

Kinhtedothi- Bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ, Agribank đã được ghi nhận và vinh danh trong Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025, Top 10 Doanh nghiệp ESG ngành Ngân hàng 2025 - bảng xếp hạng do Viet Research phối hợp với Báo Tài chính - Đầu tư công bố.

BIDV đồng hành cùng Trung tâm Dữ liệu quốc gia

BIDV đồng hành cùng Trung tâm Dữ liệu quốc gia

03 Jul, 11:00 AM

Kinhtedothi- Ngày 1/7/2025, tại Hà Nội, Trung tâm Dữ liệu quốc gia (TTDLQG) - Bộ Công an đã tổ chức Lễ phát động Triển khai Luật Dữ liệu cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành với sự tham gia của các đơn vị nghiệp vụ liên quan, các cơ quan nhà nước và một số doanh nghiệp, tổ chức tài chính.

6 tháng đầu năm 2025, lợi nhuận của BSR vượt 93% kế hoạch

6 tháng đầu năm 2025, lợi nhuận của BSR vượt 93% kế hoạch

03 Jul, 09:53 AM

Kinhtedothi-Bất chấp thị trường dầu mỏ thế giới tiếp tục bất ổn và áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã ghi nhận kết quả sản xuất kinh doanh khởi sắc trong 6 tháng đầu năm 2025.

HanoiPrintPack 2025: làn gió mới cho ngành in ấn và đóng gói Việt Nam

HanoiPrintPack 2025: làn gió mới cho ngành in ấn và đóng gói Việt Nam

02 Jul, 09:19 PM

Kinhtedothi - Triển lãm Quốc tế ngành In ấn và Đóng gói Hà Nội lần thứ 12 (HanoiPrintPack 2025) diễn ra từ ngày 2 - 5/7 tại Trung tâm Triển lãm ICE Hà Nội, mang đến cơ hội kết nối, chia sẻ công nghệ, mở ra hướng phát triển bền vững cho ngành in ấn – bao bì Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ