EU loay hoay tìm cách chia hạn ngạch người di cư

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Bộ trưởng Nội vụ các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) hôm nay (22/9) sẽ gặp nhau tại Brussel nhằm bàn thảo về kế hoạch phân bổ 120.000 người tị nạn cho 22 quốc gia trong bối cảnh chính phủ một số nước cho biết sẽ không chấp nhận hạn ngạch được phân chia.

Sự giận dữ của người di cư

Trong khi cuộc họp khẩn cấp của các quan chức EU chuẩn bị diễn ra, khu vực biên giới Hungary, Croatia vẫn bị bao trùm bởi bầu không khí căng thẳng. Giới chức Hungary thậm chí đã cho phép quân đội sử dụng đạn cao su, súng hơi cay để đối phó với những người di cư quá khích.
EU loay hoay tìm cách chia hạn ngạch người di cư - Ảnh 1

Người tị nạn tràn vào biên giới Hungary.
Còn tại một trại tị nạn ở Opatovac, Croatia – tuyến trung chuyển chính từ Balkan đến vùng đông bắc nước Đức và Scandinavia của người di cư đã xảy ra các vụ xô xát đầu tiên vào tối thứ Hai. Cảnh sát chống bạo loạn của Croatia đã phải có mặt để đối phó với cơn giận dữ của hàng ngàn người di cư đã chờ đợi nhiều ngày để được tới Đức. Theo phóng viên của kênh truyền hình BBC, ít nhất 1 người đã bị thương trong vụ việc.
Chia rẽ sâu sắc

Sự xuất hiện của hàng trăm ngàn người di cư đã làm sâu sắc hơn những mâu thuẫn trong nội bộ EU và cuộc họp tại Brussels được cho là cơ hội để các bên chia sẻ và đạt được sự đồng thuận về kế hoạch phân bổ hạn ngạch 120.000 người di cư, tạo điều kiện cho Hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp của các nhà lãnh đạo EU ngày mai.
Cảnh sát Hungary gấp rút hoàn thành hàng rào biên giới với Croatia.
Cảnh sát Hungary gấp rút hoàn thành hàng rào biên giới với Croatia.
Tuy nhiên, rất khó để các bên tìm được tiếng nói chung khi kết thúc cuộc hội đàm hôm qua (21/9), giới chức Hungary, Ba Lan, Slovakia và CH Séc đều phản đối hạn ngạch. Bộ trưởng Ngoại giao CH Séc Lubomir Zaoralek nhấn mạnh lãnh đạo 4 quốc gia này vẫn đang toàn tâm toàn ý để tìm kiếm một giải pháp phù hợp nhất. Trước đó, Hungary được là một trong những quốc gia phản đối quyết liệt nhất kế hoạch phân bổ người nhập cư khi kiên quyết đóng cửa biên giới. Giới chức nước này cũng nhiều lần nhấn mạnh “biên giới châu Âu đang bị đe dọa” bởi dòng người di cư.
Trên hòn đảo của Hy Lạp Lesbos, dinghies và và áo phao được trái phân tán bởi những người mới đến
Hàng ngàn chiếc áo phao bị người di cư bỏ lại sau khi tới được đảo Lesbos của Hy Lạp.
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức đã nhấn mạnh trừ khi trách nhiệm tiếp nhận người di cư được chia sẻ nếu không sẽ không thể có một châu Âu thống nhất. Hy Lạp đã phải đối phó với một làn sóng người tị nạn tràn sang vùng biển nước này trong lúc vẫn vất vả tìm kiếm giải pháp cho tình trạng khó khăn trong nước.
Lá phiếu may rủi

Áp lực đang đè nặng lên cuộc họp tại Brussel bởi quan chức EU mong muốn vấn đề hạn ngạch phải được giải quyết rốt ráo trong cuộc họp hôm nay trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh ngày mai với những vấn đề quan trọng hơn cần phải giải quyết như an ninh biên giới, hỗ trợ thêm các quốc gia ở Trung Đông đang phải tiếp nhận hàng triệu người tị nạn Syria.
Tuyến đường mà người tị nạn dùng để tới Đức.
Tuyến đường mà người tị nạn dùng để tới Đức.
Nếu không thể giải quyết được bất đồng trong cuộc họp Bộ trưởng Nội vụ các quốc gia EU hôm nay, số phận của những người di cư có thể sẽ được quyết định thông qua hình thức bỏ phiếu. Tuy nhiên không phải nước nào cũng ủng hộ phương thức này bởi không một nước nào hy vọng việc mở cửa biên giới, vốn liên quan đến chủ quyền quốc gia lại được quyết định bằng những lá phiếu may rủi.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần