Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

EU thông qua các biện pháp trừng phạt Nga

Kinhtedothi - Nga hy vọng Liên hợp quốc sẽ cân nhắc đến những nguyên tắc cơ bản của tổ chức quốc tế này trước khi đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về quyết định của Nga công nhận độc lập của 2 cộng hòa nhân dân Donetsk và Lugansk tự xưng ở miền Đông Ukraine. 

Liên minh châu Âu (EU) ngày 22/2 thông báo 27 quốc gia thành viên EU đã nhất trí thông qua gói biện pháp trừng phạt mới đối với Nga sau khi Moskva chính thức công nhận nền độc lập của 2 nước cộng hòa Donetsk (DPR) và Luhansk (LPR) tự xưng ở Donbass, miền Đông Ukraine. 

Đại biểu các nước EU tại cuộc họp khẩn cấp ngày 22/2. Ảnh: The NewYork Times

Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep BorrellBorrell cho biết toàn bộ 27 quốc gia thành viên EU đã nhất trí với các biện pháp trên tại một cuộc họp không chính thức ở Paris (Pháp) bên lề của một diễn đàn quốc tế. Nội dung trừng phạt bao gồm lệnh phong tỏa tài sản và cấm thị thực.

Hãng tin Sputnik (Nga) dẫn phát biểu của ông Borrell sau cuộc họp không chính thức của các Ngoại trưởng EU nêu rõ: “Ngày 22/2, chúng tôi đã nhất trí rằng 351 thành viên của Hạ viện (Duma Quốc gia) Nga đã bỏ phiếu ủng hộ những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine sẽ nằm trong danh sách trừng phạt của chúng tôi”, cùng với 27 cá nhân và pháp nhân. Ngoài ra, ông Borrell cũng tiết lộ về việc EU sẽ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt nếu xung đột tiếp tục leo thang.

Theo quan chức EU, các biện pháp trừng phạt sẽ nhằm vào những ngân hàng đang cung cấp tài chính cho giới hoạch định chính sách của Nga và các hoạt động khác ở Donbass. Ông khẳng định EU sẽ nhằm vào các mối quan hệ kinh tế của DPR và LPR. Tuy vậy, các biện pháp trừng phạt sẽ không được áp dụng đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ngoài ra, ông Borrell cũng nhấn mạnh EU sẵn sàng đối thoại với Nga, song không phải trong tình huống xảy ra “đe dọa quân sự”.

Hôm 21/2, Tổng thống Nga đã ra lệnh triển khai quân đội đến LPR và DPR, sau khi tuyên bố công nhận nền độc lập của hai nước cộng hòa tự xưng này. Tuyên bố của Điện Kremlin cho biết Tổng thống Putin đã chỉ thị Bộ Quốc phòng Nga điều động binh sĩ tới hai khu vực trên “làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình” tại đây.

Trước đó, Điện Kremlin cho biết quyết định công nhận nền độc lập của LPR và DPR thể theo đề nghị của lãnh đạo hai khu vực này. Quyết định cũng đã được Tổng thống Putin thông báo trong các cuộc điện đàm với các nhà lãnh đạo của Đức và Pháp trước đó.

Phát biểu tại cuộc họp bất thường Hội đồng An ninh Nga, Tổng thống Putin cho biết Moskva  đang phải đối mặt với “mối đe dọa rất lớn” liên quan đến Ukraine. Ông nêu rõ: “Việc (các nước khác) sử dụng Ukraine như một công cụ để đối đầu với Nga đang đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với Nga”.

Tổng thống Putin nhấn mạnh mối đe dọa đối với Nga sẽ gia tăng đáng kể nếu Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đồng thời khẳng định rằng ưu tiên của Moskva là “không đối đầu, nhưng phải đảm bảo an ninh”

Nga hy vọng LHQ sẽ cân nhắc những nguyên tắc cơ bản

Theo hãng tin TASS, ngày 22/2, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết nước này hy vọng Ban Thư ký của Liên hợp quốc (LHQ) sẽ cân nhắc đến những nguyên tắc cơ bản của tổ chức quốc tế này trước khi đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về quyết định của Nga công nhận độc lập của 2 cộng hòa nhân dân Donetsk và Lugansk tự xưng ở miền Đông Ukraine. 

Ngoại trưởng Lavrov đưa ra tuyên bố trên khi phát biểu trên kênh truyền hình Rossiya-24, đồng thời nhấn mạnh mong muốn rằng LHQ sẽ dựa trên những nghị quyết của tổ chức mà đã được các nước thành viên thông qua, những nghị quyết có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các nguyên tắc và mục tiêu của Hiến chương LHQ khi đưa ra bất kỳ tuyên bố nào.

Trước đó, sáng 22/2 (theo giờ Việt Nam), Hội đồng Bảo an LHQ đã tiến hành phiên họp khẩn cấp về vấn đề Ukraine, sau khi Nga chính thức công nhận độc lập của 2 cộng hòa nhân dân Donetsk và Lugansk tự xưng. 

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 22/2 tuyên bố việc triển khai các lực lượng Nga ở 2 cộng hòa nhân dân Donetsk và Lugansk tự xưng sẽ được thực hiện nếu ban lãnh đạo 2 cộng hòa này yêu cầu như vậy, đồng thời cũng tùy thuộc vào tình hình tại đây và tính khả thi của quyết định này.

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ông Putin và ông Macron nói gì sau gần hai năm không liên lạc?

Ông Putin và ông Macron nói gì sau gần hai năm không liên lạc?

02 Jul, 07:21 AM

Kinhtedothi - Sau gần hai năm gián đoạn, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bất ngờ nối lại liên lạc qua cuộc điện đàm kéo dài hai giờ, hé lộ những tính toán ngoại giao mới liên quan đến Ukraine, Iran và an ninh châu Âu.

Ukraine có cuộc tấn công "sâu nhất" vào Nga

Ukraine có cuộc tấn công "sâu nhất" vào Nga

02 Jul, 07:18 AM

Kinhtedothi - Cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine vào một nhà máy công nghiệp ở miền trung nước Nga đã khiến 3 người thiệt mạng và 35 người khác bị thương, quan chức khu vực của Nga cho biết.

"Siêu dự luật" mang dấu ấn Trump 2.0 đạt dấu mốc mới

"Siêu dự luật" mang dấu ấn Trump 2.0 đạt dấu mốc mới

02 Jul, 07:12 AM

Kinhtedothi - Bộ luật gia hạn các khoản thuế cắt giảm lên tới hàng nghìn tỷ USD từ nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump và thực hiện những cam kết mới trong chiến dịch tranh cử, bao gồm các chính sách về hạn chế nhập cư.

Ông Trump bất ngờ dọa trục xuất tỷ phú Elon Musk 

Ông Trump bất ngờ dọa trục xuất tỷ phú Elon Musk 

01 Jul, 11:26 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và tỷ phú Elon Musk bùng nổ trở lại, khi ông Trump bất ngờ đề cập đến khả năng trục xuất ông Musk, người từng là đồng minh thân cận và nhà tài trợ lớn cho chiến dịch tranh cử của ông năm 2024.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ