KTĐT - Họ tuyên bố mặc dù Ngân hàng Dự trữ liên bang New York chỉ là một trong 12 ngân hàng dự trữ liên bang, nhưng việc điều hành được nó cũng tương đương như điều hành cả Cục dự trữ liên bang.
Liệu có phải một nhóm tư bản ngân hàng nước ngoài đang bí mật sở hữu và điều khiển Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed)? Nếu thế, thì bằng cách nào?
Những tuyên bố trên đã được khẳng định bởi tác giả Eustace Mullins (1983) và Gary Kah (1991). Fed là ngân hàng trung ương của Mỹ và điều hành chính sách tiền tệ của quốc gia này. Bằng cách thay đổi lượng cung tiền tệ lưu thông ra thị trường, Fed có thể tác động vào lãi suất ngân hàng, vào các khoản cầm cố phải trả của hàng triệu gia đình, khiến thị trường tài chính bùng nổ hay sụp đổ, và có thể thúc đẩy nền kinh tế mở rộng hay trượt dốc trong suy thoái. Sức mạnh đáng sợ ấy đáng lẽ sẽ giúp ích được cho nền kinh tê Hoa Kỳ, nhưng không phải vậy.
Mullins và Kah đều cho rằng Ngân hàng dự trữ liên bang New York nằm trong tay nước ngoài. Họ tuyên bố mặc dù Ngân hàng Dự trữ liên bang New York chỉ là một trong 12 ngân hàng dự trữ liên bang, nhưng việc điều hành được nó cũng tương đương như điều hành cả Cục dự trữ liên bang. Kah xác nhận, các thế lực ngoại quốc đang ra lệnh cho ngân hàng New York thao túng chính sách tiền tệ của Mỹ để phục vụ các lợi ích và mục tiêu chính trị toàn cầu của họ, nhằm tạo ra một sức mạnh mới có thể chi phối toàn cầu.
Tuy nhiên, kết luận này rất thiếu cơ sở vì thiếu bằng chứng để cho rằng Fed thuộc quyền sở hữu của nước ngoài. Vậy ai là người sở hữu Ngân hàng dự trữ liên bang New York?
Mỗi một trong số 12 ngân hàng dự trữ liên bang được tổ chức giống như một doanh nghiệp mà cổ phần được bán cho các ngân hàng thương mại và tổ chức tiết kiệm tại khu vực của ngân hàng đó. Các cổ đông bầu ra sáu trong số chín người lập nên ban giám đốc và chủ tịch Cục dự trữ liên bang tại mỗi địa phương. Trong sách, Mullins viết rằng 8 cổ đông lớn nhất của Fed New York là Citibank, Chase Manhatten, Morgan Guaranty Trust, Chemical Bank, Manufactures Hanover Trust, Bankers Trust Company, National Bank of North America, và ngân hàng NewYork (sắp xếp theo thứ tự từ lớn nhất đến bé nhất từ năm 1983.)
Các ngân hàng này cùng nhau nắm giữ 63 phần trăm số lượng cổ phiếu đang lưu hành của Cục dự trữ New York. Mullins cũng chỉ ra rằng rất nhiều trong số những ngân hàng kể trên lại được sở hữu bởi hàng tá các tổ chức ngân hàng châu Âu, nhiều nhất là Anh quốc, trong đó đáng chú ý nhất phải kể đến thế lực ngân hàng của đại gia tộc Rothschild. Thông qua các tai mắt ngân hàng đại lý ở Mỹ, họ có khả nănng chọn ra ban giám đốc của Cục dự trữ New York và điều hành chính sách tiền tệ của Mỹ.
“Những sức mạnh siêu cường nhất của Mỹ lại phải đi báo cáo cho một sức mạnh khác, một sức mạnh nước ngoài, một sức mạnh luôn trước sau như một nỗ lực sục sạo và mở rộng quyền hạn của mình lên nước cộng hòa non trẻ này kể từ những ngày đầu lập quốc. Sức mạnh đó chính là thế lực tài chính ở Anh quốc, và trung tâm của sức mạnh này là ngân hàng “London Branch of the House” của gia tộc Rothschild. Sự thật là từ năm 1910, bất kỳ một định hướng nào của Mỹ cũng bị điều hành bởi Anh quốc, và đến bây giờ vẫn vậy” (Mullins – trang 47, 48).
Ông bình luận thêm rằng, ngày mà đạo luật Cục dự trữ liên bang được thông qua chính là ngày Hiến pháp chấm dứt mang lại quyền lợi cho cư dân Mỹ, và quyền tự do của Mỹ đã bị một nhóm nhỏ các ngân hàng quốc tế nhúng tay vào.
Tuy nhiên, những nguồn thông tin của Mullins về các cổ đông của Cục dự trữ New York lại không thể xác minh được. Ông khẳng định nguồn thông tin này là nguồn thông tin nội bộ của Cục dự trữ liên bang, nhưng không có một tạp chí nào của Cục dự trữ xuất hiện thông tin về các cổ đông. Rất khó để nghiên cứu những kết luận đặc biệt này bởi ngân hàng dự trữ liên bang không phải là một tổ chức giao dịch công khai và vì thế không bị yêu cầu phải công bố danh sách các cổ đông chính của mình cho Ủy ban chứng khoán Mỹ.
Câu hỏi về các nhà sở hữu có thể được trả lời, bằng cách tìm hiểu điều luật quy định về cách thức sở hữu các loại cổ phiếu như thế này. Đạo luật Cục dự trữ liên bang yêu cầu các ngân hàng quốc gia và các ngân hàng nhà nước muốn tham gia phải mua cổ phần của ngân hàng Dự trữ liên bang tại địa phương để tham gia vào Cục dự trữ, bằng cách đó sẽ trở thành “ngân hàng thành viên” (Đạo luật cục dự trữ liên bang, điều 282 khoản 12). Từ khi 8 ngân hàng mà Mullins kể tên trên (đều là những ngân hàng nhà nước đủ tư cách theo Đạo luật) vận hành Cục dự trữ liên bang New York, chúng được yêu cầu phải trở thành cổ đông của ngân hàng Dự trữ liên bang New York. Chúng cũng chắc chắn là những cổ đông lớn nhất mà Mullins đã đề cập.