Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

FiinRattings: Ngân hàng thương mại là động lực chính trong thị trường trái phiếu doanh nghiệp

FiinRating vừa cập nhật báo cáo tình hình trái phiếu trong tháng 7/2024. Theo nhận định của tổ chức này, ngân hàng thương mại vẫn là động lực chính của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, khi chiếm tới 87% tổng giá trị phát hành tháng 7/2024.

Theo FiinRaings thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tiếp tục ghi nhận vai trò quan trọng của các ngân hàng thương mại cả về nguồn cung và cầu. Tăng trưởng tín dụng tăng tốc từ tháng 6 báo hiệu mức độ hấp thụ vốn đã dần khởi sắc. Điều này tạo động lực để các ngân hàng là nhóm nhà đầu tư lớn nhất trên thị trường TPDN đa dạng đầu ra sang kênh đầu tư TPDN, tạo động lực cho thị trường TPDN sôi động trở lại. Đồng thời, các ngân hàng là thành viên sôi động nhất trên cả thị trường TPDN sơ cấp và thứ cấp.

Ảnh minh hoạ

FiinRatings vừa cập nhật báo cáo tình hình trái phiếu trong tháng 7/2024. Theo nhận định của tổ chức này, ngân hàng thương mại vẫn là động lực chính của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, khi chiếm tới 87% tổng giá trị phát hành tháng 7/2024.

Cụ thể, các ngân hàng thương mại là tổ chức phát hành áp đảo trên thị trường sơ cấp trái phiếu doanh nghiệp tháng 7/2024, với giá trị phát hành trong tháng đạt hơn 27.000 tỷ đồng, chiếm tới 87% tổng giá trị.

Trái phiếu phát hành mới vẫn tập trung ở các kỳ hạn 3 năm và trên 5 năm để củng cố nguồn vốn trung dài hạn của các ngân hàng khi chưa tăng được vốn điều lệ.

Trong khi đó, hoạt động huy động qua kênh trái phiếu của ngành bất động sản vẫn ảm đạm khi tháng 7 chỉ ghi nhận 3 đợt phát hành với tổng giá trị 3,8 nghìn tỷ đồng.

Tính cả 7 tháng đầu năm 2024, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt 178.500 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên, riêng giá trị trái phiếu phi ngân hàng giảm 32%.

Hoạ̣t động mua lại trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 7/2024 đạt gần 32.100 nghìn tỷ đồng (tăng 26,1% so với tháng trước). Nhóm ngân hàng tiếp tục là đối tượng chủ yếu thực hiện mua lại, chiếm tới 90% giá trị trong tháng.

Ở thị trường thứ cấp, trong tháng 7/2024, giá trị giao dịch trái phiếu riêng lẻ đạt 89.100 tỷ ghi nhận giảm hơn 15% so với tháng trước đó do tháng 6 lượng thanh khoản ở nhóm trái phiếu ngân hàng tương đối cao. Ngành ngân hàng và bất động sản vẫn chiếm đa số giao dịch, với giá trị giao dịch trái phiếu 2 ngành giảm lần lượt 55% và 17%.

Về lợi tức giao dịch trên thị trường thứ cấp, nhóm trái phiếu ngân hàng vẫn duy trì tỷ suất lợi tức dao động từ 5 - 8%, trong khi lợi tức của nhóm doanh nghiệp phi ngân hàng chủ yếu từ 7 - 13%.

Nâng chất nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nâng chất nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thêm giải pháp hỗ trợ tiểu thương quản lý thanh toán không tiền mặt

Thêm giải pháp hỗ trợ tiểu thương quản lý thanh toán không tiền mặt

25 Apr, 05:16 PM

Kinhtedothi- Sau gần một năm có mặt trên thị trường, thiết bị thông báo chuyển khoản và quản lý giao dịch Loa Ting Ting do Công ty CP 9Pay- đơn vị trung gian thanh toán được cấp phép bởi Ngân hàng Nhà nước- đã phát triển đã nhanh chóng trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho các tiểu thương và hộ kinh doanh nhỏ trên toàn quốc.

Bộ Tài chính: Hơn 11.000 nhà đất công không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, không đúng mục đích

Bộ Tài chính: Hơn 11.000 nhà đất công không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, không đúng mục đích

24 Apr, 08:52 PM

Kinhtedothi- Liên quan đến việc xử lý các cơ sở nhà đất dôi dư, Cục trưởng Cục Công sản- Bộ Tài chính Nguyễn Tân Thịnh cho biết, theo thống kê đến cuối năm 2024, có 11.034 cơ sở nhà đất không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích. Các cơ sở dôi dư chủ yếu tập trung ở các điểm trường, trạm y tế ở miền núi, vùng sâu xa, khó khăn.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ