80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

G20: Kinh tế toàn cầu sẽ sốc nặng nếu Anh rời EU

Kinhtedothi - Kinh tế toàn cầu sẽ trải qua “một cú sốc” nếu Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), theo tuyên bố chung của hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng G20.
Kết thúc cuộc họp kéo dài 2 ngày tại Thượng Hải, Trung Quốc, bộ trưởng từ 20 quốc gia phát triển đã nhất trí rằng, những nguy cơ từ việc Anh rời khỏi EU (Brexit) sẽ làm bất ổn tài chính quốc tế. Bộ trưởng tài chính Anh George Osborne, miêu tả nguy cơ Brexit là “vấn đề nghiêm trọng”.
“Lãnh đạo những quốc gia lớn nhất thế giới đã đưa ra tuyên bố chung. Theo đó khẳng định việc Anh rời khỏi EU sẽ là cú sốc cho kinh tế toàn cầu… Nếu đó thực sự là cú sốc toàn cầu, hãy tưởng tượng ảnh hưởng của việc này tới nước Anh”, ông Osborne nói.

Giới phân tích tại Anh cho rằng Brexit sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế và đầu tư, gây khó khăn cho nỗ lực của chính phủ trong giảm thâm hụt ngân sách, trong khi người dân nước này rất khó duy trì mức chi tiêu hiện nay một khi chi phí nhập khẩu tăng. Theo hãng AXA Investment Managers, nếu Anh rời khỏi EU, NHT.Ư Anh sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ, theo đó có thể hạ lãi suất xuống mức 0%, nhưng ít khả năng xuống mức âm.

Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s ngày 23/2 khẳng định, sẽ cân nhắc hạ mức đánh giá triển vọng tín nhiệm của Anh xuống mức tiêu cực nếu nước này bỏ phiếu rời khỏi EU.

Sau khi đạt được thỏa thuận giành thêm một số đặc quyền cho nước Anh trong các hoạt động của EU, Thủ tướng Anh David Cameron vừa tuyên bố tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về việc “đi hay ở” của nền kinh tế lớn thứ 2 châu Âu vào ngày 23/6 tới.  

Song song với sự biến động của thị trường chứng khoán Anh trong tuần nay, các nhà đầu tư trên thế giới cũng đang gia tăng quan ngại về những ảnh hưởng về thương mại, việc làm và đầu tư nếu quyết định của các cử tri Anh là rời khỏi khối 500 triệu dân này.

Điều này có khả năng cao bởi người dân Anh vẫn đang chia rẽ trong quan điểm về Brexit, với lượng người nhất trí và phản đối khá sít sao. Một số giới chức lỗi lạc của xứ sở sương mù, trong đó có Ngoại trưởng Thủ đô London Boris Johnson đã lên tiếng ủng hộ Anh rời khỏi EU.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thông báo Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông báo Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

19 Jul, 07:42 PM

Kinhtedothi - Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18/7 đến ngày 19/7/2025 tại Thủ đô Hà Nội. Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và có bài phát biểu quan trọng khai mạc, bế mạc Hội nghị.

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ