Gần 40 học viên tham gia học hát xẩm nâng cao tại Hà Nội
Đây là lần đầu tiên một khóa học nâng cao về hát Xẩm dành cho các câu lạc bộ, nhóm, các cá nhân đang góp phần gìn giữ và lan tỏa nghệ thuật hát Xẩm được tổ chức. Chính vì thế, khóa học quy tụ những nghệ sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc hàng đầu gắn liền với nghệ thuật ca hát dân gian và hát Xẩm như NSND Xuân Hoạch, NSND Thanh Ngoan, NSND Thúy Ngần, nhà nghiên cứu- nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa, nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long… và đặc biệt là sự tham của gần 40 học viên thuộc các lứa tuổi khác nhau đến từ gần 20 câu lạc bộ, nhóm xẩm thuộc các tỉnh thành trên toàn quốc tham dự là một thành công đối với khóa học và là tín hiệu rất vui cho nghệ thuật hát Xẩm.

Từ quá khứ đến hiện tại, từ hiện tại đến tương lai, sợi dây thời gian vô hình cứ thế gắn kết những trái tim đầy nhiệt huyết và hết lòng hi sinh vì nghệ thuật hát Xẩm. Cho đến thời điểm này, chúng ta hoàn toàn có thể tự hào khi đã có một thời, Xẩm đã từng bị mai một và đứng trước ngưỡng cửa lụi tàn. Thế nhưng, với tâm huyết, liều mình sống chết với Xẩm, các nghệ sĩ gạo cội trong làng Xẩm đã từng bước phục dựng, lấy lại vị thế, lời ca tiếng hát của nghệ thuật Xẩm yêu thương.
Tre già măng mọc, lớp lớp thế hệ trẻ hôm nay đang hừng hực một nhuệ khí để thắp sáng bó đuốc dẫn đường của các nghệ nhân, các thầy cô trong làng Xẩm để Xẩm không chỉ được Việt Nam công nhận là di sản phi vật thể quốc gia mà chúng ta còn phải tự ý thức một trách nhiệm lớn lao là giới thiệu Xẩm ra bạn bè quốc tế, để UNESCO công nhận là di sản văn hóa cần bảo vệ khẩn cấp.
Cùng nỗ lực hồi sinh hát Xẩm của các nhà nghiên cứu, nghệ sĩ tâm huyết, có thêm những nhà hảo tâm đồng hành góp tâm sức và hỗ trợ vật chất để khích lệ các nghệ nhân, những người yêu thích hát Xẩm gắn bó với bộ môn nghệ thuật độc đáo này. Một trong những nhà hảo tâm luôn đồng hành cùng hát Xẩm những năm qua là Qũy Thiện Tâm. Năm 2019, Qũy đã đồng hành cùng tỉnh Ninh Bình và Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc tổ chức thành công Liên hoan Xẩm các CLB phía Bắc lần thứ 1 vào năm 2019.
Quỹ còn hỗ trợ kinh phí cho 11 CLB hát Xẩm tổ chức các lớp truyền dạy Xẩm miễn phí để lan tỏa tình yêu Xẩm tới các bạn trẻ và vào tháng 9/2022, sau nhiều lần phải trì hoãn do dịch Covid-19, Quỹ sẽ tiếp tục đồng hành cùng Ninh Bình tổ chức Liên hoan hát Xẩm Ninh Bình mở rộng năm 2022 sẽ diễn ra tại Thành phố Ninh Bình từ ngày 16 đến 18/9/2022. Cũng liên quan đến hát Xẩm, với sự đồng hành của nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long, NSND Xuân Hoạch vừa phục hồi thành công bài “Xẩm thập ân theo điệu Oán thập điều” đã thất truyền của cố nghệ nhân Nguyễn Văn Nguyên, tức cụ Trùm Nguyên, trùm Xẩm Hà Nội giữa TK XX.

Hát xẩm trên TikTok, YouTube: Thích ứng với đời sống đương đại
Kinhtedothi - Hát xẩm cũng giống như nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống khác luôn âu lo về sự mai một. Gần đây, giới trẻ với góc nhìn cởi mở đã đưa hát xẩm đến với người nghe bằng những chủ đề thời sự một cách giản dị, dân dã và gần gũi.

Phúc Thọ nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo- tiền đề phát triển toàn diện
Kinhtedothi - Được biết đến là một miền quê hiếu học, trong những năm qua, công tác giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) luôn được huyện Phúc Thọ quan tâm, đầu tư. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng được địa phương xác định là tiền đề cho sự phát triển toàn diện của huyện thời kỳ đổi mới.
Hà Nội phê duyệt 78 nghề đào tạo, người lao động được hỗ trợ chi phí
Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội đã phê duyệt 11 nhóm nghề với 78 nghề đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2022 – 2025. Có 4 nhóm đối tượng tham gia học nghề được hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn, tiền đi lại.