Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Gần 52% sinh viên và 30% cán bộ, giảng viên trải nghiệm quấy rối tình dục

Kinhtedothi – Kết quả khảo sát cho thấy có 51,8% sinh viên và 30,2% cán bộ, giảng viên 3 trường đại học (ĐH) cho biết đã từng trải nghiệm các hành vi quấy rối tình dục trong thời gian 1 năm học.

Cơ quan Liên hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women), ngày 20/6 đã tổ chức Hội thảo Công bố các kết quả hoạt động trong chương trình “Xây dựng khuôn viên trường đại học an toàn” tại 3 trường ĐH gồm: Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, trường ĐH Hồng Đức, trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên.

UN Women công bố kết quả khảo sát 51.8% sinh viên và 30.2% cán bộ, giảng viên đã từng trải nghiệm các hành vi quấy rối tình dục trong thời gian 1 năm học.

Kết quả khảo sát được thực hiện trên 1.809 sinh viên và 350 cán bộ, giảng viên ở 3 trường ĐH cho thấy: Có 51.8% sinh viên và 30.2% cán bộ, giảng viên đã từng trải nghiệm các hành vi quấy rối tình dục trong thời gian 1 năm học. Trong đó hình thức quấy rối tình dục bằng lời nói như “có những lời tán tỉnh, làm quen, những cử chỉ, nhận xét hoặc trò đùa khêu gợi tình dục khiến người khác cảm thấy khó chịu” là phổ biến nhất ở cả sinh viên và cán bộ, giảng viên.

Ngoài ra, cả sinh viên và cán bộ, giảng viên đều đã từng trải nghiệm các hình thức bạo lực khác nhau như: Bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực kinh tế và bạo lực tình dục; trong đó cả sinh viên và cán bộ, giảng viên đều trải nghiệm hình thức bạo lực tinh thần nhiều nhất.

Trong khi với sinh viên hình thức bạo lực kinh tế ít phổ biến nhất thì với giảng viên hình thức bạo lực kinh tế xếp thứ 2 về mức độ phổ biến và bạo lực thể xác ít thể hiện nhất. Tỉ lệ sinh viên bị ép buộc quan hệ tình dục ở cả 3 trường chiếm 1,2%  tương đương 21 sinh viên.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, cả sinh viên, cán bộ và giảng viên đều lo ngại về sự không an toàn với một số địa điểm trong trường ĐH như: Đường về kí túc xá, cổng trường và sân vận động. 72,5% sinh viên và 61,7% cán bộ, giảng viên còn chưa biết nhiều đến các địa chỉ hỗ trợ người bị bạo lực bên ngoài trường học như Nhà tạm lánh hay Ngôi nhà bình yên.

Phát biểu khai mạc sự kiện, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội PGS.TS. Nguyễn Văn Trào khẳng định “Các kết quả được báo cáo trong ngày hôm nay sẽ rất có giá trị giúp Bộ GD&ĐT và Ban Giám hiệu các trường ĐH khác trong việc xây dựng những chính sách phù hợp, thiết thực để đảm bảo an toàn cho sinh viên, cán bộ, giảng viên trong trường, cũng như xây dựng và tiếp tục phát triển, lan tỏa mô hình khuôn viên trường ĐH an toàn không bạo lực cho các trường ĐH khác ở Việt Nam”.

Trong khi đó, bà Lê Thị Lan Phương là cán bộ chương trình UN Women cho biết “Chúng tôi hi vọng các kết quả này sẽ được sử dụng làm cơ sở cho các chính sách liên quan đến sinh viên và giảng viên trường ĐH cũng như truyền cảm hứng nhân rộng cho các trường ĐH khác trên toàn quốc”.

Trong phần thảo luận với đại diện các trường ĐH tại Hà Nội, đại diện trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên và trường ĐH Hồng Đức đều khẳng định sự cần thiết của những dịch vụ hỗ trợ tâm lý có hệ thống giúp những người bị bạo lực là sinh viên, cán bộ và giảng viên tại các trường ĐH được hỗ trợ kịp thời. Ngoài ra, là các hoạt động nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, những hình thức bạo lực giới (bạo lực hẹn hò và quấy rối tình dục cả trên giảng đường và trên không gian mạng) cũng cần được đẩy mạnh.

Thêm vào đó, những địa điểm không an toàn trong các trường ĐH cần được Ban giám hiệu các trường quan tâm, có camera quản lý và bảo vệ chặt chẽ hơn. Các trường ĐH cần xây dựng bản đồ không gian an toàn và không an toàn trong trường để khuôn viên trường ĐH thực sự là nơi sinh viên, cán bộ, giảng viên cảm thấy thoải mái, yên tâm ở mọi lúc, mọi nơi.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trao Giải thưởng “Bền đam mê” cho 11 dự án và cá nhân xuất sắc

Trao Giải thưởng “Bền đam mê” cho 11 dự án và cá nhân xuất sắc

25 Mar, 03:34 PM

Kinhtedothi – 6 dự án tiêu biểu thuộc các lĩnh vực hoạt động xã hội, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, kinh doanh khởi nghiệp và 5 dự án xuất sắc trong lĩnh vực khoa học công nghệ đã được ban tổ chức lựa chọn để trao Giải thưởng “Bền đam mê”.

Dấu ấn đậm nét về trí tuệ, tài năng Việt Nam

Dấu ấn đậm nét về trí tuệ, tài năng Việt Nam

24 Mar, 06:32 AM

Kinhtedothi-Tối 23/3, Lễ trao Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024 với chủ đề “Sứ mệnh vinh quang” được diễn ra trang trọng. Tham dự buổi lễ có Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các lãnh đạo ban, bộ, ngành T.Ư, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ