Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Gần 540.000 trẻ mầm non tại Hà Nội trong ngày hội đến trường

Kinhtedothi – Sáng nay (13/4), gần 540.000 trẻ mầm non tại Hà Nội đã được đến trường. So với các lần mở cửa trước, đợt mở cửa đón trẻ mầm non được xem là đặc biệt nhất, nhiều nước mắt hạnh phúc nhất của cả trò, cả cô và cả phụ huynh học sinh.
Sáng nay (13/4), gần 540.000 trẻ mầm non tại Hà Nội được đến trường. Trong ảnh: Ngày đến trường của học sinh mầm non STEAMe GARTEN

Gần 2 năm qua, bậc mầm non tại Hà Nội thấp thỏm vì không được đến trường. Nỗi mong chờ cháy bỏng và khắc khoải cứ kéo dài; để rồi, khi học sinh tiểu học được đến trường, ánh sáng cho bậc mầm non tiếp bước đi học trực tiếp đã được thắp lên.

Học sinh trường Mầm non Yên Hoà đo thân nhiệt trước khi vào lớp học. Ảnh: Ngọc Tú

Những ngày qua, các trường mầm non nằm lặng im suốt thời gian dài như sống dậy, tươi vui, rộn ràng bởi bước chân cô giáo và phụ huynh.

Trường Mầm non Vân Hồ, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng bố trí máy khử khuẩn và đo thân nhiệt cho các bé ngay tại cổng trường. Ảnh: Duy Khánh.

Cả đợt nghỉ lễ, vì quá vui, vì tinh thần trách nhiệm cao cùng sự chủ động, nhiều hiệu trưởng, chủ trường, giáo viên, nhân viên và phụ huynh đã cùng đến trường dọn dẹp, vệ sinh khuôn viên, tận tay trang trí từng góc lớp, hành lang, sân trường thật đẹp để sẵn sàng cho ngày mở cửa.

Giáo viên trường Mầm non Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng hướng dẫn học sinh khử khuẩn trước khi vào học. Ảnh: Điệp Quyên
Học sinh trường Mầm non Trung Tự (Đống Đa) đến trường sáng 13/4. Ảnh: Trần Long.

“Em muốn trang trí cho lớp em đẹp nhất, em mong chờ ngày này đã rất lâu rồi…”- cô Nguyễn Trà Mi, giáo viên mầm non tư thục tại quận Thanh Xuân bộc bạch.

Các cô giáo trẻ cố gắng trang trí lớp học thật đẹp và sinh động
Các cô giáo trẻ cố gắng trang trí lớp học thật đẹp và sinh động

Bậc mầm non có đặc điểm tâm lý, lứa tuổi rất đặc biệt, ý thức tuân thủ 5K chắc chắn chưa thể như các cấp học khác; việc ở nhà một thời gian dài sẽ khó tránh tình trạng các con quấy khóc, theo người nhà trong những ngày đầu tiên trở lại trường. Do đó, các cô giáo cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy hơn, dịu dàng hơn để giúp trẻ sớm làm quen và hòa nhập với cô, với bạn- Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Lưu Hoa nhắn gửi các cô giáo.

Tại trường Mầm non Yên Hoà, quận Cầu Giấy, ngay từ sáng sớm nhiều phụ huynh đã đưa con tới trường. Ảnh: Ngọc Tú

Trước đó, những lo lắng, khó khăn về tình trạng thiếu giáo viên, về xử lý tình huống khi trường học có F0… cũng đã được đặt ra và có lời giải đáp từ cơ quan quản lý, phần nào giúp tâm lý các cô giáo yên tâm, vững vàng để hết lòng với công việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

Nhiều bé bỡ ngỡ khi được đến trường. Ảnh: Ngọc Tú

Theo khảo sát, số trẻ đi học trực tiếp từ 13/4 dự báo khoảng 90% nên các kịch bản, phương án đón/trả trẻ được thực hiện linh hoạt, phù hợp. Các trường đều có bảng phân công nhiệm vụ rõ ràng tới từng cá nhân; công tác truyền thông đến phụ huynh và giáo viên được tiến hành đồng bộ…; do vậy, tất cả cùng tin tưởng, công tác tổ chức cho học sinh mầm non đến lớp sẽ  thực hiện thông suốt, an toàn.

Phụ huynh trường Mầm non Khương Đình, quận Thanh Xuân đưa con đi học từ sớm. Ảnh: Duy Khánh.

“Sớm nay, vì quá háo hức, tôi đưa con đến trường sớm nhất. Từ cổng trường, những bản nhạc rộn rã vang lên chào đón. Sân trường, hành lang, góc lớp… được trang trí rực rỡ, trang trọng và sạch tinh không một hạt bụi. Tôi hiểu, các cô đã vất vả chuẩn bị suốt mấy ngày qua để các con có ngày tựu trường đặc biệt. Tôi cảm ơn các cô rất nhiều và mong các con sẽ ngoan ngoãn để bố mẹ yên tâm làm việc...”- chị Nguyễn Thùy Dung, quận Hai Bà Trưng chia sẻ.

Để tạo niềm vui cho các bé, cán bộ trường Mầm non Vân Hồ, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng đóng giả nhân vật hoạt hình khi chào đón trẻ. Ảnh: Duy Khánh.

Nhờ công tác chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ của UBND các quận, huyện, thị xã với phòng GD&ĐT nên UBND phường, xã, thị trấn đã huy động lực lượng Công an, dân phòng, CSGT... thực hiện tốt công tác phân luồng, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, không để xảy ra hiện tượng ùn tắc cục bộ.

Tại các cổng trường, hòa chung lời ca, điệu nhạc rộn ràng, ai nấy đều dễ dàng bắt gặp ánh mắt trong trẻo của trẻ, ánh mắt rạng ngời của phụ huynh, ánh mắt tươi vui của các giáo viên, nhân viên và ngày đến trường hôm nay thực sự là ngày hội.

Cô và trò trường Mầm non Trung Tự, quận Đống Đa. Ảnh: Trần Long

Sáng 13/4, hơn 9.000 học sinh mầm non trên địa bàn quận Đống Đa đã đến trường gặp lại thầy cô, bạn bè sau gần một năm nghỉ học do dịch Covid-19.
Trưởng phòng GD&ĐT quận Đống Đa Trịnh Đan Ly cho biết, trên địa bàn quận Đống Đa hiện có 43 trường mầm non (27 trường công lập; 16 trường ngoài công lập; 80 lớp mẫu giáo độc lập tư thục). Đến nay có 1 trường và 13 nhóm lớp đã giải thể do ảnh hưởng dịch Covid-19.

Cô và trò trường Mầm non chất lượng cao Việt- Bun (quận Hai Bà Trưng) trong tiết học đầu tiên. Ảnh: Điệp Quyên

Tính đến ngày 13/4, có 27/27 trường công lập và 10/16 trường ngoài công lập đã sẵn sàng đón học sinh mầm non đến trường. Theo đó, có 9.162/12.289 phụ huynh đăng ký cho con đi học lại (đạt 75%). Phòng đã hướng dẫn các nhà trường thực hiện nghiêm việc tổ chức cho các em đi học trên tinh thần tự nguyện và sẽ thực hiện bán trú.

Để đảm bảo công tác phòng chống dịch trước khi đón học sinh quay lại trường, quận Đống Đa và Phòng Giáo dục đã có hướng dẫn các trường chủ động chuẩn bị công tác vệ sinh, khử khuẩn trường, lớp. Đồng thời, rà soát lại các phương án để sẵn sàng đón học sinh mầm non quay lại học trực tiếp trong điều kiện đảm bảo tốt nhất công tác phòng chống dịch.

Ghi nhận của phóng viên tại các trường mầm non trên địa bàn quận Đống Đa cho thấy, ngay từ sớm phụ huynh đã cho con đến trường. Tại khu vực cổng trường đều được bố trí hàng rào phân luồng đảm bảo công tác phòng dịch. Bên trong, các thầy cô chờ sẵn để đón học sinh và hướng dẫn các em các bước khử khuẩn trước khi vào lớp.

Giờ học tại các trường mầm non ở quận Cầu Giấy. Thực hiện: Ngọc Tú

Các em trường Mầm non Sơn Ca, quận Cầu Giấy trong tiết học đầu tiên sáng 13/4. Ảnh: Ngọc Tú

Theo Hiệu trưởng trường Mầm non Sơn Ca Nguyễn Thị Thủy, quận Cầu Giấy nhằm đảm bảo an toàn, tuân thủ nghiêm quy định về phòng, chống dịch Covid-19, ngay từ đầu tháng 4/2022, các thầy cô giáo đã thường xuyên tiến hành tổng vệ sinh trong toàn bộ khuôn viên của trường. Đặc biệt, công tác đón học sinh trở lại đã được triển khai ngay sau khi có thông tin từ TP Hà Nội.

Khởi động trước khi vào học tại trường Mầm non Sơn Ca, quận Cầu Giấy. Ảnh: Ngọc Tú

"Đối với trường hợp nghi nhiễm Covid-19, sau khi phát hiện, nhà trường sẽ đưa trẻ đến phòng cách ly thực hiện thăm khám, test nhanh… Trường hợp trẻ bị nhiễm Covid-19, nhà trường sẽ xin tham mưu của Y tế phường và các đơn vị có liên quan" - cô Nguyễn Thị Thuỷ nhấn mạnh.

Cô giáo trường mầm non Thị trấn Vân Đình bế trẻ vào lớp. Ảnh: Quang Tấn

Như vậy, tính đến sáng 13/4, hơn 2 triệu học sinh mầm non, phổ thông tại Hà Nội đã được đến trường học trực tiếp. Bức tranh đến trường của học sinh Hà Nội đã trở nên sáng bừng với nhiều tín hiệu và gam màu tích cực sau thời gian dài chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid- 19.

Chào tạm biệt mẹ để theo cô vào lớp tại trường Mầm non Thị trấn Vân Đình.Ảnh: Quang Tấn

Hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non Hoà Phú (Ứng Hoà). Thực hiện: Quang Tấn.

Ngày đầu trở lại trường học sau thời gian dài thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19, sáng 13/4, gần 20.000 trẻ nhỏ cùng 1.656 cán bộ, giáo viên của 32 trường mầm non trên địa bàn huyện thường Tín (TP Hà Nội) phấn khởi trở lại trường.

Ban Giám hiệu trường Mầm non Hiền Giang đón tiếp các em nhỏ đến trường từ đầu giờ sáng 13/4. Ảnh: Hữu Hải

Tại khu vực cổng trường, các cô giáo đứng đón các em nhỏ và thực hiện biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT. Tất cả trẻ khi giáo viên tiếp nhận đều được đo thân nhiệt và cùng phụ huynh hướng dẫn các em sát khuẩn tay rồi mới đưa vào lớp.

Trước khi vào lớp học, các em học sinh trường Mầm non Hiền Giang đều được kiểm tra thân nhiệt. Ảnh: Hữu Hải

Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thường Tín Nguyễn Như Ý cho biết, tính đến giữa buổi sáng ngày 13/4, gần 20.000 trong tổng số hơn 23.000 trẻ mầm non thuộc 32 cơ sở giáo dục công lập và tư thục trên địa bàn huyện đã trở lại trường học tập trực tiếp. Toàn huyện hiện nay cũng có 6 cán bộ, giáo viên đang điều trị Covid-19 chưa thể trở lại trường giảng dạy được.

Để chủ động ứng phó trong trường hợp trẻ có dấu hiệu ho, sốt, khó thở, ngành GD&ĐT huyện Thường Tín đã yêu cầu các nhà trường phải bố trí phòng cách ly y tế. Đồng thời, phân công giáo viên, cán bộ chuyên môn, sắp xếp, bố trí giờ học, giờ chơi, không gian hoạt động của thầy cô và trẻ nhỏ hài hoà, linh hoạt, phù hợp với thực tế tại đơn vị.

Ban Giám hiệu trường Mầm non Hiền Giang rà soát lại thực phẩm trong ngày phục vụ trẻ. Ảnh: Hữu Hải

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Bùi Công Thản, sáng ngày 13/4, các đoàn công tác của huyện cũng tiến hành kiểm tra điều kiện đón trẻ mầm non đến trường học trực tiếp. Đánh giá sơ bộ cho thấy các nhà trường đều cơ bản bảm đảm những điều kiện phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định của ngành GD&ĐT Hà Nội.

Các trường mầm non ở Hà Đông sẵn sàng đón trẻ tới trường

Các trường mầm non ở Hà Đông sẵn sàng đón trẻ tới trường

Xem xét cho học sinh mầm non tại Hà Nội học xuyên hè

Xem xét cho học sinh mầm non tại Hà Nội học xuyên hè

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

25 Jun, 04:45 AM

Kinhtedothi - Vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT) một lần nữa làm nóng tại nghị trường Quốc hội. Đề cập giải pháp quản lý hoạt động này, Bộ GD&ĐT tiếp tục nêu đề xuất đưa dạy thêm trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dư luận đồng thuận cho rằng phải quản lý tốt việc DTHT tránh tràn lan, gây hệ lụy lâu dài cho xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

24 Jun, 05:45 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi vào lớp 10 hàng năm áp lực, căng thẳng, được đánh giá là "khó hơn thi vào đại học". Vậy nên, dư luận, phụ huynh, học sinh đều bày tỏ sự đồng tình rất lớn với đề xuất của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc xem xét bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề để sớm chấm dứt kỳ thi kinh hoàng vào lớp 10.

Để chính sách đi đường dài

Để chính sách đi đường dài

18 Jun, 06:04 AM

Kinhtedothi - Chính sách miễn, hỗ trợ học phí là bước tiến dài trên hành trình bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục công bằng, toàn diện cho mọi người dân. Vui mừng, háo hức, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện là điều ai cũng muốn nhưng vẫn còn đó không ít trăn trở, đòi hỏi phải có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.

Nhân văn và công bằng

Nhân văn và công bằng

13 Jun, 04:37 AM

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học cả công lập và tư thục trong năm học 2025 - 2026. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm thiết thực của TP đối với học sinh mà còn nhận được sự đồng thuận từ đông đảo phụ huynh và Nhân dân Thủ đô.

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

28 May, 05:39 AM

Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ