GHG Protocol – Góc nhìn của chuyên gia quốc tế Phạm Hoài Trung
Kinhtedothi- Các thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đang rất quan tâm đến việc thực thi GHG protocol. Buổi trò chuyện với chuyên gia quốc tế Phạm Hoài Trung (sáng lập viên Azitech -Green Go) sẽ cung cấp cái nhìn sâu hơn về khí nhà kính và trung hòa carbon.
Khách mời Phạm Hoài Trung là chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực quản lý khí nhà kính và trung hòa carbon, thẩm định chuỗi cung ứng toàn cầu. Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn, đánh giá và thẩm định các dự án phát thải trong chuỗi cung ứng toàn cầu, ông đã tham gia hỗ trợ nhiều địa phương, khu công nghiệp, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam và quốc tế.
Khu vực phát thải thấp
GHG Protocol là gì? Ý nghĩa của khái niệm này?
Chuyên gia Phạm Hoài Trung: GHG Protocol là viết tắt của “Greenhouse Gas Protocol” – một bộ khung hướng dẫn toàn cầu giúp doanh nghiệp đo lường, quản lý và báo cáo phát thải khí nhà kính một cách nhất quán minh bạch. Đây được xem là nền tảng căn bản cho bất kỳ tổ chức nào muốn xây dựng hệ thống kiểm soát phát thải chuyên nghiệp phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về phát triển bền vững.
Hơn 100 thành phố thành viên của mạng lưới C40 đã áp dụng GPC làm chuẩn bắt buộc để báo cáo phát thải. ICLEI – Local Governments for Sustainability, tổ chức đại diện cho hơn 2.500 thành phố và chính quyền địa phương toàn cầu, khuyến nghị các thành viên sử dụng GPC trong công cụ báo cáo của họ (ClearPath, CDP-ICLEI Unified Reporting System). Các thành phố lớn như New York, London, Paris, Tokyo, Toronto, Cape Town, Bangkok, Seoul, Bogotá… đều đã sử dụng GPC để lập kiểm kê khí nhà kính cộng đồng.

Ông Phạm Hoài Trung (người đeo kính) là chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực quản lý khí nhà kính và trung hòa carbon, thẩm định chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh TA
GHG Protocol có thể áp dụng ở cấp vùng như thế nào?
Chuyên gia Phạm Hoài Trung: Ngoài phiên bản cho doanh nghiệp, còn có phiên bản GPC dành cho cộng đồng và đô thị. Phân loại phát thải theo Scope 1, 2, 3 giúp xác định rõ nguồn phát thải trực tiếp, gián tiếp và xuyên biên giới.
GHG Protocol là công cụ để kiểm kê hoặc giảm phát thải ở những lĩnh vực nào?
Chuyên gia Phạm Hoài Trung: Bằng kinh nghiệm của một chuyên gia đã tiến hành tư vấn cho nhiều đô thị lớn, tôi cho rằng Hà Nội và các đô thị có thể chia thành 5 nhóm lĩnh vực trọng điểm trong quản lý phát thải tại các vùng đô thị và vùng chức năng. Đó là: Giao thông đô thị, kiểm kê phương tiện, nhiên liệu, hành trình; Tiêu thụ năng lượng trong công trình: mô hình hóa nhu cầu điện, điều hòa…; Quản lý chất thải rắn và nước thải: đo khí CH₄, CO₂, VOC từ xử lý rác và nước; Chuỗi cung ứng thực phẩm và hàng tiêu dùng: đo Scope 3 từ hàng hóa mua vào; Di chuyển của người dân: khảo sát thói quen đi lại, thiết kế quy hoạch giao thông
Ngoài các đô thị trung tâm, những vùng chức năng nào khác có thể áp dụng GHG Protocol?
Chuyên gia Phạm Hoài Trung: Có ba loại vùng đặc thù rất cần áp dụng GHG Protocol, gồm: khu công nghiệp, vùng nông nghiệp và vùng du lịch sinh thái. Khu công nghiệp: kiểm kê Scope 1–2–3, thiết kế giải pháp tập thể, hướng tới mô hình sinh thái. GHG Protocol giúp xác định Scope 1 (đốt nhiên liệu tại chỗ), Scope 2 (tiêu thụ điện) và Scope 3 (nguyên vật liệu, vận tải, chất thải); Vùng nông nghiệp: kiểm kê phát thải từ ruộng lúa, phân bón, chăn nuôi; xây dựng hồ sơ tín chỉ carbon. Nông nghiệp chiếm gần 30% tổng phát thải của Việt Nam, đặc biệt là các vùng chuyên canh như trồng lúa, cà phê, cao su, chăn nuôi quy mô lớn. GHG Protocol cho phép kiểm kê các nguồn phát thải như khí mê-tan từ ruộng lúa, khí nitơ oxit từ phân bón, khí CH₄ từ lên men ruột của gia súc, hoặc CO₂ từ đốt rơm rạ;
Vùng du lịch sinh thái: kiểm kê phát thải từ giao thông, khách sạn, dịch vụ; triển khai du lịch trung hòa carbon. Du lịch là lĩnh vực tăng trưởng nhanh nhưng phát thải chưa được kiểm soát đầy đủ. GHG Protocol cho phép kiểm kê phát thải từ giao thông của du khách (Scope 1), sử dụng năng lượng trong khách sạn (Scope 2), và chuỗi dịch vụ kèm theo như ăn uống, vận chuyển, rác thải (Scope 3).

Trường Cao đẳng Công nghệ Cao Hà Nội là cơ sở đào tạo nghề đầu tiên của Thủ đô mở lớp đào tạo chuyên gia chuyển đổi xanh bậc 1. Ảnh TA
Khó khăn, thách thức
Chúng ta có thể triển khai thí điểm vùng phát thải thấp theo GHG Protocol được không?
Chuyên gia Phạm Hoài Trung: Rất nhiều địa phương ở Việt Nam đang có điều kiện lý tưởng để triển khai thí điểm vùng phát thải thấp theo GHG Protocol. Chúng ta cần có lộ trình, theo tôi trước mắt Vành đai 1 Hà Nội: vùng hạn chế phương tiện, xe buýt điện; Thủ Thiêm (TP.HCM): kiểm soát phát thải toàn diện; Hội An, Huế: du lịch trung hòa carbon; VSIP, Deep C Hải Phòng: khu công nghiệp sinh thái; Vùng cà phê Đắk Lắk, Lâm Đồng: truy xuất nông sản carbon thấp.
Những khó khăn và thách thức khi chúng ta triển khai GHG Protocol?
Chuyên gia Phạm Hoài Trung: Khó khăn lớn nhất là khả năng tích hợp và chia sẻ dữ liệu giữa các bên liên quan. Khác với doanh nghiệp, vùng hoặc đô thị là không gian liên ngành – nơi phát thải đến từ giao thông, năng lượng, chất thải, công trình, tiêu dùng… Vì vậy, để áp dụng thành công GHG Protocol, địa phương cần có một cơ quan điều phối trung tâm, như Ban chỉ đạo khí hậu cấp tỉnh, được trao đủ thẩm quyền phối hợp dữ liệu liên ngành. Kinh nghiệm thành công của các thành phố lớn châu Á là phải đảm bảo các điều kiện then chốt gồm: Xây dựng hệ thống dữ liệu phát thải chuẩn hóa theo ngành; Phân vùng ranh giới kiểm kê rõ ràng;Lập kế hoạch giảm phát thải theo mức độ ưu tiên; Xây dựng hệ thống MRV (Measurement – Reporting – Verification) để đo lường, báo cáo và xác minh kết quả.
Trích dẫn
Azitech & Green Go là hai công ty tiên phong tại Việt Nam trong đào tạo và triển khai GHG Protocol, đánh giá vòng đời LCA cho cấp đô thị, khu công nghiệp, vùng nông nghiệp và các khu du lịch. Họ đang đồng hành cùng các địa phương và doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình giảm phát thải, xây dựng hồ sơ ESG và tham gia thị trường tín chỉ carbon toàn cầu” chuyên gia chuyển đổi xanh Phạm Việt Anh (XanhVN.VN) khẳng định.
Theo ông, GHG Protocol có hỗ trợ gì cho việc xây dựng tín chỉ carbon không?
Chuyên gia Phạm Hoài Trung: Có, và đây là một thế mạnh lớn. Mọi dự án tín chỉ carbon – dù trong nông nghiệp, công nghiệp hay đô thị – đều bắt buộc phải xác định đường cơ sở phát thải (baseline) và đo lường mức giảm phát thải bổ sung (additionality). GHG Protocol là nền tảng để thiết lập baseline đó. Các tiêu chuẩn như ISO 14064-2, Verra (VCS), Gold Standard… đều yêu cầu dữ liệu phát thải tương thích với GHG Protocol.
Ví dụ, nếu thành phố muốn triển khai tuyến xe buýt điện và xin tín chỉ carbon, thì cần kiểm kê phát thải hiện tại từ xe buýt diesel (Scope 1), ước tính mức giảm phát thải khi thay thế bằng xe điện (Scope 2), và xác lập MRV theo chu kỳ. GHG Protocol giúp định nghĩa chính xác từng phần phát thải, phạm vi tác động, và là tiền đề để thẩm định tín chỉ.

Chuyên gia Phạm Hoài Trung tư vấn chuyển đổi xanh cho các doanh nghiệp tại Khu Công nghiệp Tân Tạo (TP.HCM). Ảnh PL
Theo chuyên gia, Hà Nội nên bắt đầu từ đâu?
Chuyên gia Phạm Hoài Trung: Hà Nội đang có nhiều lợi thế và quyết tâm để triển khai GHG Protocol. Bước đầu tiên là xây dựng báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính theo GHG Protocol – áp dụng phiên bản phù hợp với cấp vùng, khu công nghiệp, đô thị hoặc cộng đồng.
Đây là nền móng để xây dựng chiến lược giảm phát thải thực chất, báo cáo ESG minh bạch, và tiếp cận tài chính xanh. Sau đó, có thể lựa chọn các danh mục ưu tiên (ví dụ: năng lượng, giao thông, chất thải) để triển khai các dự án giảm phát thải cụ thể.
Xin cám ơn ông về buổi trao đổi này.

Azitech & HHT bắt tay đào tạo lực lượng lao động xanh cho Thủ đô
Kinhtedothi- “Việc Azitech bắt tay hợp tác với Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội (HHT) sẽ tạo ra làn sóng lao động xanh chất lượng cao, thúc đẩy công cuộc chuyển đổi xanh của Thủ đô” PGS.TS Nguyễn Hồng Thái, Chủ nhiệm khoa Kinh tế- Vận tải (Đại học GTVT) khẳng định.

Hà Nội tiên phong chuyển đổi xanh, chuyển đổi số giao thông công cộng
Kinhtedothi - Sáng 26/6, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 - 2030 với chủ đề: “Xây dựng Đảng bộ đoàn kết, trong sạch, vững mạnh toàn diện; đổi mới, sáng tạo, phát triển sản xuất kinh doanh hiệu quả và bền vững gắn với chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, góp phần xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại”.

Chuyển đổi xanh: hành động cấp thiết để phát triển bền vững
Kinhtedothi - Trong kỷ nguyên biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường toàn cầu, chuyển đổi xanh không còn là một xu hướng, mà đã trở thành hành động cấp thiết, mang tính sống còn đối với mọi DN.