Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá lợn hơi hôm nay 12/6/2021: Cao nhất đạt 75.000 đồng/kg

Minh Anh/Tieudung.vn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ghi nhận giá lợn hơi hôm nay 12/6, trên cả 3 miền tiếp tục đi ngang so với hôm qua. Hiện giá lợn hơi được thu mua trong khoảng 65.000 - 75.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại tỉnh Phú Thọ giá lợn hơi hôm nay được thu mua với mức cao nhất toàn miền 70.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Hưng Yên, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Nam, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Ninh Bình giá lợn hơi hôm nay ở mức 67.000 - 69.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Lào Cai, Bắc Giang giá lợn hơi hôm nay được thu mua với mức thấp 65.000 đồng/kg và 66.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 65.000 - 70.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi hôm nay 12/6/2021: Cao nhất đạt 75.000 đồng/kg. (Ảnh: Internet)

Giá lợn hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên Huế giá lợn hơi hôm nay ở mức lần lượt 72.000 đồng/kg và 75.000 đồng/kg.
Tại Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận giá lợn hơi được thu mua với mức 68.000 - 69.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Thanh Hóa, Quảng Nam, Bình Định, Đắk Lắk, Bình Thuận giá lợn hơi hôm nay ở mức 66.000 - 67.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên dao động trong khoảng từ 66.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Nam
Tương tự 2 miền trên, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam cũng đi ngang so với hôm qua. Cụ thể, tại tỉnh Đồng Tháp, giá lợn hơi hôm nay được thu mua với mức 70.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Long An, Tiền Giang, Hậu Giang, Tây Ninh, Cần Thơ, An Giang, Bình Dương, Sóc Trăng, Bình Phước, Kiên Giang, Cà Mau, Vũng Tàu giá lợn hơi hôm nay ở mức 68.000 - 69.000 đồng/kg.
Tại TP Hồ Chí Minh, Bến Tre, Đồng Nai, Trà Vinh, Bạc Liêu giá lợn hơi hôm nay được thu mua với mức 66.000 - 67.000 đồng/kg.
Còn tỉnh Vĩnh Long giá lợn hơi hôm nay đang ở mức thấp nhất toàn miền 65.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam đang dao động trong khoảng từ 65.000 - 70.000 đồng/kg.
Gỡ khó cho người chăn nuôi
Từ đầu tháng 5/2021, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn như C.P, Cargill, Guyomarc'h-VCN, Vina, BB Sun Việt Nam, ABC Việt Nam... đã đồng loạt tăng giá bán.
Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, thức ăn chăn nuôi tăng giá do giá các loại nguyên liệu chính để sản xuất thức ăn chăn nuôi như ngô, đậu tương, bột cá... liên tục tăng từ tháng 10/2020 đến nay, lên đến 30 - 35%.
Các doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi là đối tượng ảnh hưởng đầu tiên khi hầu hết đều trong tình trạng thiếu hụt nguồn cung, vừa sản xuất, vừa chờ nguyên liệu dẫn đến hoạt động sản xuất đình trệ.
Giá thức ăn chăn nuôi chiếm trên 80% trong giá thành chăn nuôi, nên hệ lụy tăng giá tác động tiêu cực trực tiếp đến hộ chăn nuôi và kế hoạch tái đàn, tăng đàn gia súc, gia cầm của ngành nông nghiệp. Chưa kịp gượng dậy sau cơn càn quét của dịch tả lợn châu Phi, dịch cúm gia cầm, nông dân nhiều địa phương đã lâm vào tình cảnh thua lỗ suốt nhiều tháng qua, đối mặt nguy cơ phá sản bởi chi phí sản xuất quá cao.
Nhằm gỡ khó cho người chăn nuôi, mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi duy trì giá ở mức ổn định, đồng thời kiến nghị kéo dài Quyết định 50/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ đến hết năm 2021. Trong đó, hỗ trợ về kinh phí, vật tư, giống cho người nông dân áp dụng tối đa các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cao trong chăn nuôi, quản trị chuồng trại thật tốt để tăng tối đa hiệu quả sử dụng thức ăn chăn nuôi.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, để hạ giá thành thức ăn chăn nuôi thành phẩm, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm kiếm và tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong nước có thể thay thế được nguồn nhập khẩu (hiện chiếm gần 80%) để chế biến thức ăn chăn nuôi như bột cá, ngũ cốc, đậu tương, phụ gia, khô dầu, rơm, cỏ xanh, bã sắn, cám gạo, vỏ tôm...
Để bảo đảm ngành chăn nuôi phát triển bền vững, về lâu dài, ngành nông nghiệp cần tăng nhanh diện tích thâm canh các loại nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, bảo đảm mục tiêu tăng thêm từ 150.000 - 200.000ha vào năm 2025. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ các cơ sở chế biến tự chủ sản xuất các chế phẩm phục vụ chăn nuôi như probioitic, enzim, thảo dược, các loại khoáng đa lượng, khoáng vi lượng..., giảm bớt lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.