Giá nhà tại Trung Quốc trì trệ, ngành bất động sản đối mặt thách thức
Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới trong tháng 1 giảm 5,0% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với mức giảm 5,3% của tháng trước đó. Tổng diện tích nhà mới chưa bán đạt 390,88 triệu mét vuông trong năm 2024, tăng 16,2% so với năm trước. Đồng thời, diện tích khởi công xây dựng mới giảm mạnh 23,0% trong năm ngoái.

Cơ quan xếp hạng rủi ro tín dụng Moody's Ratings đánh giá triển vọng phục hồi bền vững của thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn còn nhiều bất định. Đơn vị này cho rằng doanh số bán bất động sản có thể phục hồi bền vững nếu thu nhập người dân có xu hướng gia tăng, giá bất động sản ổn định, và mức tồn kho thấp hơn.
Từ nửa cuối năm ngoái, các nhà hoạch định chính sách đã tăng cường hỗ trợ thị trường bất động sản Trung Quốc, nhằm cải thiện tình trạng suy thoái bắt đầu từ năm 2021. Cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực này bắt nguồn từ chiến dịch của chính phủ nhằm hạn chế xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính, dẫn đến việc nhiều công ty không thể trả nợ và hoàn thiện các căn hộ đã bán trước. Doanh số bán nhà sụt giảm và niềm tin thị trường suy yếu.
Trong báo cáo thực thi chính sách tiền tệ công bố tuần trước, Ngân hàng TƯ Trung Quốc đã đưa lĩnh vực bất động sản vào danh sách các lĩnh vực quan trọng cần tăng cường hỗ trợ tín dụng.

Du lịch băng tuyết Trung Quốc: cơ hội và thách thức
Kinhtedothi - Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc, được biết đến là một trong những điểm đến mùa Đông nổi tiếng nhất thế giới.

Trung Quốc, Hàn Quốc thúc đẩy đầu tư công
aKinhtedothi - Đầu tư công là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trung Quốc, Hàn Quốc và nhiều nước khác đã triển khai các chính sách đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng, giao thông và công nghệ nhằm tạo nền tảng cho tăng trưởng dài hạn.

Trung Quốc đón tin vui về kinh tế
Kinhtedothi - Giá tiêu dùng ở Trung Quốc trong tháng 1 vừa qua tăng với tốc độ nhanh nhất trong 5 tháng trở lại đây - một tín hiệu tích cực đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, vốn đang chật vật vì xu hướng giảm cầu.