Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giá phân bón liên tục tăng phi mã

Kinhtedothi - Giá phân bón tăng cao trong bối cảnh các tỉnh miền Bắc đang bước vào thời điểm gieo trồng lúa và rau màu vụ Xuân 2022 đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nông dân.

Kể từ tháng 1/2022 đến nay, phân bón tăng giá chóng mặt, có những loại tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với cùng kỳ năm ngoái. Khảo sát thị trường Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc ngày 17/2 cho thấy, giá các loại phân bón hiện đang tiếp tục leo thang.

Hầu hết mặt hàng phân bón đang được nhiều đại lý, cửa hàng niêm yết ở mức cao. Cụ thể, các loại phân DAP như: DAP Đình Vũ Đen: 19.000; DAP Đình Vũ xanh: 19.000; DAP Korea Đen; 24.600 Phân DAP Nga Đen 64%: 22.600. Các loại phân Urea như: Urea Hà Bắc, Urea Ninh Bình, Ures Phú Mỹ được niêm yết ở mức từ 16.200 – 16.900 đồng/kg. Các loại phân kali cũng tăng giá, dao động ở mức 13.500 – 14.000 đồng/kg.

Hà Nội đang bước vào thời điểm gieo cấy lúa và rau màu vụ Xuân 2022. Ảnh: Ngọc Ánh

Giá phân bón tăng cao trong bối cảnh các tỉnh miền Bắc đang bước vào vụ gieo trồng lúa và rau màu vụ Xuân 2022 đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nông dân.

Để ứng phó với việc giá phân bón liên tục phi mã, Bộ NN&PTNT đã ban hành Chỉ thị số 653/CT-BNN-BVTV về việc sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối và hiệu quả. Theo Bộ NN&PTNT, tình trạng giá phân bón thế giới và trong nước liên tục tăng cao, nguồn cung hạn chế và còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người nông dân.

Trong khi đó, hiện tượng lạm dụng phân bón vô cơ, sử dụng phân bón lãng phí vẫn còn xảy ra ở hầu hết địa phương làm tăng chi phí sản xuất, giảm sức cạnh tranh của hàng nông sản, ô nhiễm môi trường và gây mất cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp…

Nhằm khắc phục tình trạng nói trên, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đề nghị UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở NNP&TNT tổ chức tập huấn, truyền thông, hướng dẫn người dân sử dụng phân bón cân đối và hiệu quả; tăng cường sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ, thay thế phân bón vô cơ bằng phân bón hữu cơ theo tỷ lệ phù hợp với điều kiện sản xuất trồng trọt của địa phương.

Đồng thời, tăng cường tập huấn, hướng dẫn nông dân áp dụng và nhân rộng tiến bộ kỹ thuật, giải pháp, mô hình sử dụng phân bón hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Bố trí nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ quản lý sử dụng phân bón cân đối, hiệu quả, tránh lãng phí và triển khai chương trình sử dụng phân bón hữu cơ, mô hình sản xuất phân bón tái sử dụng phụ phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, rác thải sinh hoạt.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan cũng yêu cầu Cục Bảo vệ thực vật hướng dẫn địa phương sử dụng phân bón hợp lý, đúng cách, tiết kiệm, hiệu quả, cân đối, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ và các nguồn vật liệu hữu cơ để thay thế một phần phân bón vô cơ.

Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương đẩy nhanh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật như “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI), gieo sạ né rầy, ứng dụng công nghệ sinh thái, mô hình quản lý dịch hại tổng hợp, mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, mô hình liên kết sản xuất. Cùng với đó, chủ trì, phối hợp với các địa phương và tổ chức, cá nhân xây dựng mô hình sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối, hiệu quả…

Sản xuất nông nghiệp lại gặp khó khi giá phân bón tăng chóng mặt

Sản xuất nông nghiệp lại gặp khó khi giá phân bón tăng chóng mặt

Quảng Ngãi: Giá phân bón tăng phi mã, nông dân khó càng thêm khó

Quảng Ngãi: Giá phân bón tăng phi mã, nông dân khó càng thêm khó

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ