Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.740 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Ý, dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.690 đồng/kg.
Thép Việt Đức, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.430 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.890 đồng/kg.
Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 ở mức 13.190 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.500 đồng/kg.
Thép VAS, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.190 đồng/kg; trong khi đó thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.400 đồng/kg.
Thép VJS, với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.600 đồng/kg; còn dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.500 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.740 đồng/kg.
Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.840 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.140 đồng/kg.
Thép VAS, hiện thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.550 đồng/kg; dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.400 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.480 đồng/kg - giảm 110 đồng; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.380 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.790 đồng/kg; thép cuộn CB240 ở mức 13.430 đồng/kg.
Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 có giá 13.190 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.600 đồng/kg.
Thép Pomina, dòng thép cuộn CB240 có giá 14.280 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.380 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch
Giá thép cây giao kỳ hạn trên sàn giao dịch Thượng Hải đóng cửa do bước vào kỳ nghỉ lễ.
Ngày 1/10, Liên minh Châu Âu (EU) đã khởi động giai đoạn đầu tiên của hệ thống áp đặt thuế phát thải CO2 đối với thép, xi măng và các hàng hóa khác nhập khẩu khi khối này cố gắng ngăn chặn nhiều sản phẩm nước ngoài gây ô nhiễm.
Đây là động thái đánh dấu sự khởi đầu của Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) khi các nhà nhập khẩu EU sẽ phải báo cáo lượng phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất khối lượng sắt thép, nhôm, xi măng, điện, phân bón nhập khẩu và hydro.
Mức thuế theo kế hoạch đã gây ra sự lo lắng giữa các đối tác thương mại và tại một diễn đàn vào tháng trước, đặc phái viên về khí hậu hàng đầu của Trung Quốc Giải Chấn Hoa đã kêu gọi các nước không sử dụng các biện pháp đơn phương như thuế của EU.
Từ năm 2026, các nhà nhập khẩu sẽ cần mua giấy chứng nhận để bù đắp lượng khí thải CO2 này nhằm đưa các nhà sản xuất nước ngoài ngang hàng với các ngành công nghiệp của EU phải mua giấy phép từ thị trường carbon của EU khi họ gây ô nhiễm.
Ủy viên Kinh tế Châu Âu, ông Paolo Gentiloni cho biết mục đích là để khuyến khích sự chuyển đổi trên toàn thế giới sang sản xuất xanh hơn và ngăn chặn các nhà sản xuất châu Âu chuyển sang các nước có tiêu chuẩn môi trường thấp hơn.
Điều này cũng nhằm ngăn họ thua các đối thủ nước ngoài trong khi đầu tư góp phần đáp ứng các mục tiêu của EU nhằm cắt giảm 55% lượng khí thải ròng của khối vào năm 2030 so với mức của năm 1990.
Các công ty ở EU, Anh và Ukraine nói rằng họ dự kiến sẽ có ít tác động ban đầu trong giai đoạn thử nghiệm.
Ủy ban Châu Âu cho biết thuế biên giới phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới ở chỗ nó đối xử như nhau với các công ty trong và ngoài nước và cho phép khấu trừ phí biên giới đối với bất kỳ giá carbon nào đã được trả ở nước ngoài.
Gentiloni cho biết: “CBAM không phải để bảo vệ thương mại. Nó là để bảo vệ tham vọng về khí hậu của EU - và tìm cách nâng cao mức độ tham vọng về khí hậu trên toàn thế giới”.
Hiệp hội ngành thép châu Âu (Eurofer), tổ chức đi đầu trong việc tìm kiếm thuế quan biên giới ở châu Âu, cho biết giai đoạn đầu sẽ kiểm tra khả năng của CBAM trong việc tránh sản xuất công nghiệp chuyển sang các nước có chính sách khí hậu ít tham vọng hơn.
Trong số các đối tác thương mại quan trọng của châu Âu, Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Bộ Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ và một quan chức Mỹ đều từ chối bình luận.