Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Gia tộc đứng sau thảm kịch của Sri Lanka

Liên Hà
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong 17 năm liên tục giữ ghế Tổng thống của ông Gotabaya Rajapaksa, ngày càng nhiều chính trị gia thân hữu được bổ nhiệm vào các vị trí quan trọng.

Trong nhiều tuần qua, những người biểu tình ở Sri Lanka đã hô vang "Hãy cuốn xéo đi Gota", ám chỉ vị Tổng thống mới gửi đơn từ chức qua email: ông Gotabaya Rajapaksa. 

Ông đã trốn khỏi đất nước trên một chiếc máy bay quân sự chỉ vài giờ trước lịch từ chức theo dự kiến, với điểm dừng chân đầu tiên là Maldives và điểm đến là Singapore.

Cuộc khủng hoảng của Sri Lanka được cho một phần là do sự quản lý yếu kém của chính quyền, thực chất do "gia đình Rajapaksa trị". 

Mahinda và Gotabaya Rajapaksa tại một sự kiện năm 2019. Ảnh: AP
Mahinda và Gotabaya Rajapaksa tại một sự kiện năm 2019. Ảnh: AP

Từ người hùng giải phóng dân tộc đến...tội đồ

Đất nước này mang bóng dáng của một chế độ toàn trị triệt để khi quyền lực tối cao nằm trong tay gia tộc Rajapaksa - Tổng thống, em trai ông là Thủ tướng Mahinda, hầu hết anh em ruột nắm giữ các Bộ trọng yếu như Tài chính, Nông nghiệp,…

Câu chuyện bắt đầu với anh trai của Rajapaksa, Mahinda, người đã giành được quyền lực vào năm 2005 với chiến dịch tranh cử xây dựng hình tượng một người đàn ông giản dị đến từ vùng nông thôn phía nam chống lại giới tinh hoa chính trị phương Tây ở thủ đô Colombo. Ông cũng hứa chấm dứt cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài hàng thập kỷ chống lại một phe ly khai Tamil ở phía bắc Sri Lanka.

Mahinda được bầu làm tổng thống Sri Lanka vào năm 2005. Dưới sự lãnh đạo của ông, quân đội đã ngăn chặn được cuộc nội chiến kéo dài gần ba thập kỷ của quốc gia Nam Á, cuối cùng đã kết thúc vào năm 2009.

Xung đột xảy ra giữa chính phủ Sri Lanka do người Sinhalese thống trị và nhóm nổi dậy Những con hổ giải phóng của Tamil Eelam, nhóm đã hy vọng thiết lập một nhà nước riêng cho dân tộc thiểu số Tamil của quốc gia, chiếm khoảng 15% dân số 22 triệu người. .

Bằng cách lãnh đạo quân đội giành chiến thắng vang dội trước quân nổi dậy Tamil và thu hút tình cảm dân tộc chủ nghĩa của đa số người theo đạo Phật - người Sinhalese, một Mahinda được lòng dân và có uy tín đã siết chặt quyền lực của mình.

Người biểu tình tại Sri Lanka. Ảnh:AP
Người biểu tình tại Sri Lanka. Ảnh:AP

Vào thời điểm đó, Gotayaba là một quan chức và nhà chiến lược quân sự quyền lực trong Bộ Quốc phòng Sri Lanka.

Ông Mahinda đắc cử lần 2 vào năm 2010 và tại vị cho đến năm 2015, khi ông bất ngờ thua cuộc bầu cử tổng thống trước phe đối lập do cựu trợ lý và bộ trưởng y tế, Maithripala Sirisena, dẫn đầu.

Vào năm 2019, chính Gotabaya là người đã giành lại quyền lực cho gia đình, đánh bại một chính phủ liên minh đầy lo lắng và chia rẽ bằng cách cung cấp cho cử tri sự lãnh đạo mạnh mẽ và kỹ trị. Điều này thu hút một khu vực bầu cử mới: vẫn là người Sinhala và theo chủ nghĩa dân tộc nhưng có học thức, thành thị, phương Tây, hiểu biết về công nghệ. 

Điều không ai ngờ tới là sự bất lực tuyệt đối trong cách cai trị ngày càng "chuyên quyền". Giảm thuế, giảm lãi suất, tìm kiếm nhiều khoản vay mới, tiền in ra - tất cả đều sai thời điểm.

Đại dịch Covid-19 đã gây ra sự sụp đổ trong ngành du lịch và kiều hối, cả hai nguồn ngoại hối lớn. Một quyết định làm cho nông nghiệp ở Sri Lanka hoàn toàn hữu cơ - phần lớn là một nỗ lực để cải thiện tình trạng không đủ khả năng cung cấp phân bón - đã khiến toàn bộ lĩnh vực này sụp đổ. Chẳng bao lâu, Sri Lanka rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế hoàn toàn.

"Gia đình" lục đục, bạo loạn nổ ra

Trong 17 năm liên tục giữ ghế Tổng thống của ông Gotabaya Rajapaksa, ngày càng nhiều chính trị gia thân hữu được bổ nhiệm vào các vị trí quan trọng, đến nay Sri Lanka được điều hành bởi phương thức gia đình trị, triệt tiêu tính cạnh tranh, hạn chế tiếng nói phản biện nội bộ.

Những cáo buộc về tham nhũng có hệ thống đã khiến giá cả tăng vọt, cắt điện và thiếu thuốc men đặc biệt gây phẫn nộ. Với tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng tài chính và hàng chục quan chức hàng đầu của đất nước, tất cả đều thuộc cùng một gia đình, chỉ có thể có một hướng để đổ lỗi.

Theo The Guardian, khả năng gia đình này trở lại nắm quyền là khó xảy ra, ít nhất là trong nhiều năm. Câu chuyện về cuộc khủng hoảng của Sri Lanka bắt nguồn từ gia đình này, những người tập trung quyền lực đến mức đất nước giống như một doanh nghiệp gia đình chuyên quyền, không chịu trách nhiệm trước một ai cho đến khi nó đẩy quốc gia này đến bờ vực vỡ nợ.

Khi vấn đề của Sri Lanka bắt đầu sáng tỏ, gia đình trở nên lục đục và mối quan hệ thân tình một thời giữa hai anh em Gotabaya và Mahinda trở nên cay đắng khi cả hai đều bám vào quyền lực. Vào ngày 9/5, những chia rẽ nội bộ gia đình cũng phơi bày trong bối cảnh bạo lực tồi tệ nhất diễn ra tại đất nước trong hơn ba thập kỷ qua.