Sáng nay, giá vàng trên thị trường quốc tế tiếp tục tăng mạnh so với phiên trước. Lúc 8 giờ 10 phút (giờ Hà Nội), giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á ở quanh ngưỡng 1.877 USD/ounce, tăng hơn 9 USD/ounce so với chốt phiên giao dịch cuối tuần trước.
Vào phiên cuối tuần trước, giá vàng thế giới đã tăng mạnh 53 USD/ounce tại thị trường Mỹ lên mức 1.868 USD/ounce.
Giá vàng SJC tại thị trường tự do sáng nay cũng tăng mạnh so với phiên trước. Cụ thể, lúc 8 giờ 30 phút, giá vàng SJC tại thị trường TP Hồ Chí Minh giao dịch mua - bán quanh mức 66,3 – 67 triệu đồng/lượng.
Tại Hà Nội và Đà Nẵng, giá vàng SJC giao dịch mua - bán trong khoảng 66,3 – 67,02 triệu đồng/lượng. Các thị trường trên đều tăng mạnh 300.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng mạnh 200.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua – bán là 700.000 đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại tập đoàn Doji niêm yết trên thị trường Hà Nội mua - bán quanh mức 66,25 – 66,9 triệu đồng/lượng, tăng mạnh 300.000 đồng/lượng cả chiều mua vào và tăng mạnh 150.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 650.000 đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại công ty Phú Quý 66,1 – 66,9 triệu đồng/lượng, tăng 100.000 đồng/lượng chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua – bán là 800.000 đồng/lượng.
Giá vàng nhẫn tròn trơn Phú Quý 24K được công ty Phú Quý niêm yết (mua - bán) ở mức 54,3 – 55,15 triệu đồng/lượng, tăng 150.000 đồng/lượng cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 950.000 đồng/lượng.
Vàng nhẫn Doji 9999 của tập đoàn Doji niêm yết giá mua - bán tại Hà Nội quanh mức 54,15 – 55,05 triệu đồng/lượng, tăng mạnh 200.000 đồng/lượng chiều mua và tăng 150.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua – bán 900.000 đồng/lượng.
Cuối tuần trước, ngân hàng lớn SVB của Mỹ đã sụp đổ nhanh chóng, khiến thị trướng tài chính toàn cầu rúng động. Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, nguyên nhân chính SVB sụp đổ là do giai đoạn 2019-2022 ngân hàng này có tốc độ tăng trưởng tiền gửi rất nhanh từ mức 55 tỷ USD vào năm 2019 lên 185 tỷ USD vào cuối năm 2022.
Khoản tiền gửi gia tăng trong 2 năm 2021-2022 chủ yếu là không kỳ hạn – tức là nhà đầu tư có thể rút bất kỳ khi nào. Trong khi đó, SVB lại đầu tư vào trái phiếu có kỳ hạn dài. Khi Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng mạnh liên tục lãi suất, khiến cho trái phiếu giảm giá trị.
Rủi ro tăng cao, khiến ngân hàng này đổ vỡ chính là người dân rút tiền ồ ạt, còn trái phiếu dài hạn bán thì bị lỗ hoặc không thể bán, khiến ngân hàng mất thanh khoản. Ngày 9/3, khách hàng đã rút 42 tỷ USD.
Sau ngân hàng SVB lớn thứ 16 của Mỹ với 209 tỷ USD tài sản bị sụp đổ chỉ trong 48 giờ, hiện còn 1 ngân hàng nữa là Ngân hàng dự trữ Liên bang Mỹ (FRB) có tới 68% lượng tiền gửi, tương đương 119,5 tỷ USD không có bảo hiểm. Nếu FRB đóng cửa thì khoản tiền trên cũng biến mất giống SVB.
Sau khi SVB sụp đổ, đồng USD lao dốc, rủi ro tăng cao trên thị trường. Các nhà hoạch định chính sách của Fed và Công ty bảo hiểm ký thác liên bang Mỹ (FDIC) đang nhóm họp để bàn xem có hạ lãi suất đồng USD và triển khai các biện pháp phòng hộ mới nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính, khi Mỹ nâng lãi suất đồng USD mạnh.
Rủi ro tăng cao, đồng USD giảm mạnh đã giúp giới đầu tư tìm đến vàng để bảo toàn vốn. Dự báo của chuyên gia, giá vàng chưa ngừng tăng khi thị trường còn nhiều rủi ro.