Giá xăng dầu hôm nay 16/2: ghi nhận Brent tăng và WTI giảm
Các chuyên gia cho biết, tuần này, giá dầu đã bắt đầu tuần giao dịch bằng cú bật tăng gần 2%.

Theo nhà phân tích Tony Sycamore của IG, có lẽ các nhà đầu tư đang đi đến kết luận rằng, phản ứng tiêu cực với mọi tiêu đề báo chí không phải là hành động tốt nhất. Vì vậy, trưởng nhóm nghiên cứu Harry Tchilinguiran tại Onyx Capital cho rằng, sau đợt giảm giá hồi tuần trước, một số người có thể mua vào khi giá giảm, đẩy giá dầu leo dốc.
Giá dầu tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong hai tuần ở phiên giao dịch thứ hai của tuần.
Tại phiên này, dầu Brent chạm mức 77 USD/thùng, dầu WTI tăng lên mức 73,32 USD/thùng. Sự leo dốc này của giá dầu được hỗ trợ bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ, làm dấy lên lo ngại về nguồn cung dầu của Nga và Iran và nguy cơ căng thẳng gia tăng ở Trung Đông.
Giá dầu đã từ bỏ gần 2/3 mức tăng ở phiên giao dịch thứ ba của tuần, sau khi thị trường tiếp nhận thông tin về các cuộc điện đàm nhằm chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Giá dầu “hạ nhiệt” còn bởi mức tăng trong tồn kho dầu của Mỹ.
Đà giảm của giá dầu kéo nhẹ sang phiên giao dịch thứ tư của tuần. Trong phiên này, giá dầu giảm tối đa 16 cent, sau thông tin cho thấy việc áp thuế của Mỹ sẽ bị trì hoãn cho đến tháng 4. Điều này làm tăng kỳ vọng không xảy ra một cuộc chiến thương mại, có thể gây áp lực lên nền kinh tế và nhu cầu năng lượng thế giới.
Triển vọng về một thỏa thuận hòa bình giữa Nga và Ukraine có thể làm giảm bớt tình trạng gián đoạn nguồn cung toàn cầu, bằng cách chấm dứt lệnh trừng phạt đối với Moscow, đã đẩy giá dầu tiếp tục giảm nhẹ ở phiên giao dịch cuối cùng của tuần.
Như vậy, trong 5 phiên giao dịch của tuần, giá dầu đã tăng 2 phiên đầu tiên và giảm ở 3 phiên còn lại.
Giá dầu Brent kết thúc tuần ở mức 74,74 USD/thùng, đạt mức tăng 0,11% trong tuần. Giá dầu WTI dừng ở mức 70,74 USD/thùng, giảm khoảng 0,37%. Giá dầu tuần này đã ghi nhận tuần tăng giảm trái chiều, chấm dứt chuỗi hat-trick cùng giảm của hai mặt hàng dầu tiêu chuẩn thế giới.
Cũng trong tuần này, dữ liệu từ Cục Thống kê lao động (Bộ Lao động Mỹ) cho thấy, lạm phát của Mỹ trong tháng 1 tăng mạnh đáng ngạc nhiên (0,5%), làm dấy lên lo ngại nền kinh tế đang "nóng" lên và thuế quan sắp tới có thể làm giảm hy vọng cắt giảm lãi suất.

Giá xăng dầu hôm nay 13/2: thế giới giảm, trong nước có thể tăng
Kinhtedothi - Sau các cuộc điện đàm nhằm chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, giá xăng dầu thế giới “hạ nhiệt”. Tại thị trường tròng nước, theo chu kỳ điều hành, giá xăng dầu có thể quay đầu tăng.

Giá xăng dầu hôm nay 14/2: tiếp tục leo dốc
Kinhtedothi - Thế giới có thể tránh được một cuộc chiến thương mại có thể gây áp lực lên nền kinh tế và nhu cầu năng lượng, giá dầu thế giới đã lấy lại sắc xanh.

Giá xăng dầu hôm nay 15/2: tăng, giảm trái chiều
Kinhtedothi -Tình trạng gián đoạn nguồn cung toàn cầu, dù cùng trượt nhẹ ở phiên giao dịch cuối cùng của tuần, nhưng giá xăng dầu thế giới đã ghi nhận tuần trái chiều với dầu Brent tăng nhẹ.