Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giai ế tìm... vợ!

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Năm nay bước sang tuổi 38 nhưng anh Ba vẫn chưa lấy vợ. Là con út trong gia đình, các anh chị đã được bố mẹ dựng vợ gả chồng hết cả, cứ nhìn thấy anh là mọi người giục giã

KTĐT - Năm nay bước sang tuổi 38 nhưng anh Ba vẫn chưa lấy vợ. Là con út trong gia đình, các anh chị đã được bố mẹ dựng vợ gả chồng hết cả, cứ nhìn thấy anh là mọi người giục giã

Có không ít chàng trai đã ngấp nghé tứ tuần vẫn loay hoay với việc quan trọng của đời mình đó là lấy vợ.

Năm nay bước sang tuổi 38 nhưng anh Ba vẫn chưa lấy vợ. Là con út trong gia đình, các anh chị đã được bố mẹ dựng vợ gả chồng hết cả, cứ nhìn thấy anh là mọi người giục giã: “Đấy, thanh niên gần 40 tuổi rồi mà chưa chịu lấy vợ”, “Chú không tính lấy vợ đi thì còn chờ tới lúc nào?”, “Chị thấy cái H. con nhà ông T. đầu xóm cũng được đấy, sao cậu còn chần chừ chưa tiến tới?”.

 

Đứa cháu gái con ông anh cả còn vui tính: “Cháu sẽ giới thiệu bạn học cho chú Ba”...

 

Là trai tỉnh lẻ, thời điểm các bạn đồng niên trong thôn, xóm lần lượt cưới vợ thì anh Ba nuôi mộng kiếm tiền trên thành phố. Anh Ba chạy xe ôm. Tiền kiếm được có phần thuận lợi hơn những công việc của nhà nông nên anh quyết định “chốt” trên phố.

 

Mải kiếm tiền, anh Ba cũng không nghĩ tới chuyện cưới vợ. Quay đi quay lại, tuổi 26 của anh đã trôi qua 5 năm. Tìm đến một cô láng giềng, hay con gái trong thôn vô cùng khó vì các cô đã lên xe hoa hết cả.

 

Sống ở nơi đất chật người đông, quen với sự ồn ào, nhộn nhịp, anh Ba quyết ở lại phố. Nhưng mong muốn tìm được người phụ nữ lúc này lại càng khó hơn khi công việc với thu nhập không được ổn định đã ngốn hết thời gian của anh.

 

Mà tất cả những cô gái rời quê lên thành phố kiếm sống như anh cũng tất bật, mải miết chẳng khác gì anh, họ cũng không có lúc nào ngẩng lên để nhận ra người đàn ông nào dành cho mình.

 

Những năm đầu đi làm, anh Ba chịu khó về nhà chơi luôn. Song tới giờ, hễ về quê là bị bố mẹ giục giã, nhìn anh em đều có gia đình êm ấm, bạn bè những người nào tốt số thì cũng chỉ vài năm nữa là lên chức ông, chức bà, đường về quê với anh Ba ngày càng xa.


Bố làm “ông tơ”

 

Nhiều lúc anh Quân cũng không hiểu vì sao câu chuyện của anh với những cô gái chỉ tới câu thứ 3, thứ 4 thì anh đã chẳng biết nói tiếp điều gì. Những lần như thế, anh thấy rõ vẻ thất vọng, ngại ngùng, miễn cưỡng của đối tượng. Gặp anh lần thứ hai là họ lần lượt từ chối không muốn gặp lại.

 

Tự cảm nhận con người mình khô khan, nhạt nhẽo tới mức kém duyên nên anh đành chờ duyên tới. Nhưng chờ mãi, chờ mãi đến tuổi 35 anh vẫn cô đơn.

 

“Con cái bận rộn thì mình vào cuộc”, lời của bố anh Quân như để phân bua cho việc ông làm là vì con trai bận rộn chứ không phải do anh Quân kém duyên.

 

Trong mắt người bố, người mẹ nào thì con họ cũng đều hoàn hảo. Nếu có thiếu sót gì cũng là khách quan mang lại. Vì thế, để tìm vợ cho con trai, trước mặt cô gái nào, bố anh Quân cũng quảng cáo: “Anh Quân nhà bác cao ráo, đẹp trai, anh Quân là con một, có công việc, nhà cửa ổn định, lại còn hiền lành, tốt tính”... nhưng chưa thấy cô gái nào sẵn sàng lên xe hoa về nhà ông.

Chẳng phải chỉ đàn bà, con gái mới lo tuổi xuân trôi qua, mới cần cái duyên để hấp dẫn bạn khác giới mà ai cũng phải trân trọng những giờ khắc quí giá của cuộc đời, không bỏ lỡ cơ hội dành cho mình và ý thức hoàn thiện mình hơn để không còn “lẻ bóng”.